Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến
Những món ăn được chế biến bằng trai, hến mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, món ăn này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.
Ăn trai, hến tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe
Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, trai hến còn được coi là món ăn - vị thuốc trị rất nhiều bệnh.
Theo Ðông y, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn...
Trong trai, hến còn chứa kẽm - nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hormone sinh dục ở nam giới.
Trai, hến còn là thực phẩm tốt bổ sung chất béo omega-3 là loại axit có khả năng làm giảm lượng triglycerides (mỡ trong máu) mà còn có khả năng kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ, giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, các loại trai, hến còn cung cấp selen, magie, canxi hỗ trợ các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên hợp chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư ở con người. Đặc biệt, loại thực phẩm này là phương thuốc tốt củng cổ sức khỏe của xương.
Đôi khi, trong trai hến có chứa adonovirus, loại virut này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Những lợi ích cho sức khỏe mà thực phẩm trai, hến mang lại cho con người là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng chứa những chất độc và gây những phản ứng cho nhiều người mẫn cảm.
Gây ngộ độc là một tác dụng phụ điển hình của một số người khi sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, bản thân trai không có chứa độc tố mà chính các loại thức ăn của trai như một số loại tảo lại có chứa chất độc. Đáng nói là các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kỹ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc.
Trai hến sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm, có chứa kim loại nặng như thủy ngân và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này.
Khi ăn phải trai hến bị nhiễm kim loại, người ăn cũng có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây khuyết tật ở thai nhi.
Vì thế khi mua trai hến, bạn phải biết chắc là nó được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không nằm gần nơi xả thải của khu công nghiệp...
Ăn trai không đúng cách, không đúng thời điểm đối với người ăn có thể gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe
Những bệnh nhân mắc bệnh gút thường được bác sĩ khuyến cáo về việc ăn trai hến và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên tồi tệ hơn. Trong 100 g thịt trai hến có chứa một lượng lớn lên tới 147 mg purin. Chất này có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc bệnh gút tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
