Tại đất nước này, quay cóp, gian lận thi cử thôi cũng có thể bị... bỏ tù
Chính bởi rất đề cao lĩnh vực giáo dục mà đất nước này đã ra cả điều luật "bỏ tù" học sinh, sinh viên nào có hành vi gian lận thi cử.
Đã là học sinh thì chắc hẳn bạn đã từng 1 lần quay cóp hay gian lận trong bài thi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà hình phạt được đưa ra cho những gian lận thi cử này khá đa dạng - nào là trừ 50% số điểm bài làm, viết bản kiểm điểm hay đình chỉ thi...
Là học sinh, ai cũng đã từng một lần quay cóp, đúng không nào?
Nhưng bạn có tin được không khi có 1 nơi trên thế giới - bạn chỉ cần gian lận thi cử, quay cóp bài trong kì thi thôi cũng có thể bị... bỏ tù cơ đấy!
Và đất nước được nhắc tới ở đây chính là Bangladesh. Luôn đề cao tri thức nên chính quyền Bangladesh cho rằng, bất kỳ hành vi lừa dối nào trong học đường cũng bị coi là "tội ác".
Và cũng chính bởi không một ai thích mình bị dối lừa cả, thế nên vào năm 1992, các nhà làm luật của Nghị viện nước này đã ban hành các điều luật liên quan đến hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử.
Theo The New Straits Times, điều luật này được đưa ra sau khi 3 kỳ thi liên tiếp ở đất nước này bị buộc hủy bỏ do phần đề thi bị rò rỉ.
Tại Bangladesh, bất kỳ hành vi lừa dối nào trong học đường cũng bị coi là "tội ác".
Chính vì thế, giới chức trách của Bangladesh vô cùng nghiêm túc trong việc đưa ra điều luật nghiêm cấm học sinh, sinh viên nơi đây gian lận trong thi cử.
Theo đó, nếu như bị phát hiện sử dụng phao trong khi thi cử, học sinh, sinh viên phải đối mặt với nguy cơ đuổi học vĩnh viễn.
Tình huống xấu nhất là những học sinh trên 15 tuổi có thể bị bỏ tù vì hành vi gian lận của mình. Tùy vào mức độ nguy hiểm mà hình phạt đưa ra là tù vài tháng đến cả năm.
Mặc dù điều luật này khá nghiêm trọng nhưng chính quyền Bangladesh hy vọng rằng, điều này sẽ giúp cho học sinh, sinh viên nơi đây học được tính trung thực, biết sợ hãi, tuân theo pháp luật và hạn chế việc trở thành những kẻ tội phạm tiềm năng trong tương lai.
Tình huống xấu nhất là những học sinh trên 15 tuổi có thể bị bỏ tù vì hành vi gian lận của mình.
Ngoài ra, vào năm 2006, Bangladesh cũng thông qua bộ luật Lao động quy định trẻ em dưới 14 tuổi bị cấm làm việc trong các nhà máy để ngăn ngừa sự bóc lột lao động trẻ em.
Bộ luật cũng quy định trẻ em bắt buộc phải đi học để nâng cao tầm quan trọng của giáo dục.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.
