Tái hiện những phản ứng hóa học trong sách qua chùm ảnh động chân thực
Những thí nghiệm bằng ảnh động dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và thêm yêu bộ môn hóa học này hơn.
Nếu là một người người yêu thích hóa học, hẳn bạn luôn muốn tìm hiểu phản ứng hóa học thú vị khi kết hợp 2 - 3 hóa chất với nhau.
Việc thực hiện những thí nghiệm hay ho sẽ khiến bạn không chỉ học hỏi được thêm kiến thức mà còn cảm thấy yêu bộ môn khoa học hơn.
Lưu ý: Những thí nghiệm dưới đây có thể gây nguy hại nên bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà.
1. Nitrogen triiodide phát nổ chỉ với chiếc vẩy nhẹ
Nitrogen triiodide (công thức hóa học: NI3) là một hợp chất vô cơ vô cùng nhạy cảm. Do cấu tạo hình kim tự tháp với 3 nguyên tử iốt to lớn nằm gần nhau gắn với nguyên tử nitơ, chỉ cần bất cứ kích thích nhỏ nào, thậm chí là một cơn gió nhẹ - Nitrogen Triiodide sẽ phát nổ ngay lập tức.
2. Đầu que diêm khi được quẹt
Diêm ma sát được chế tạo theo cách nhúng đầu que diêm vào dung dịch photphoric. Sau đó, nhúng đầu diêm vào sáp ong nóng chảy rồi lại nhúng vào hỗn hợp chất có chứa chất keo dính, oxit chì và photpho.
Sự cọ xát làm cho hợp chất phốt pho và chì phát nổ, làm cho đầu diêm xòe lửa. Lửa phát ra truyền đến lớp sáp rồi đến que gỗ của diêm.
3. Hợp nhất kim loại nhờ lực ma sát
Nhờ lực ma sát mà loại vật chất này sẽ sinh ra lượng nhiệt đủ lớn để bốc lửa, làm nóng chảy thanh kim loại.
4. Trộn isocyanate và polyol
Trộn isocyanate và polyol sẽ tạo ra sản phẩm là polyurethanes - còn gọi là PU. Đây là một dạng vật liệu có nhiều tính năng và ứng dụng vượt trội so với cao su thông thường.
5. Dòng điện chạy qua bút chì
Chì là một vật liệu dẫn điện khá tốt nhưng gỗ thì không. Khi nối điện vào 2 đầu bút chì, nhiệt lượng sinh ra sẽ khiến vỏ bút chì nhanh chóng… “hóa thành tro”.
6. Nung chảy kim loại bằng nam châm điện
Cuộn dây đồng được kết nối với dòng điện xoay chiều, trở thành một nam châm điện cực mạnh. Miếng kim loại sẽ được giữ cân bằng nhờ từ trường, đồng thời dòng điện xoáy (dòng điện Foucalt) sinh ra do từ trường sẽ chạy vào miếng kim loại. Lúc này, điện trở của kim loại sẽ sinh nhiệt, đủ để nung chảy nó.
7. Nitrogen lỏng và… 1.500 quả bóng bàn
Nitrogen lỏng trong điều kiện thường sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành thể khí, vì vậy khi được đặt trong môi trường kín sẽ nhanh chóng phát nổ. Môi trường kín ở đây được tạo nên bằng… 1.500 quả bóng bàn.
8. Len thép khi cháy
Len thép (steel wool) còn có tên gọi khác là bông thép, là một trò chơi rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên liệu tạo thành len thép là thép cán mỏng, cắt thành sợi nhỏ. Len thép khi đốt tạo nên các tia lửa rất đẹp mắt.
9. Đĩa CD đặt trong lò vi sóng
Khi cho đĩa CD vào lò vi sóng, lớp nhôm bên trong sẽ đóng vai trò như ăng-ten hút vi sóng, khiến đĩa CD phát lửa tuyệt đẹp và huyền ảo.
10. Điện cao thế chạy qua đồng xu
Điện trở sinh nhiệt sẽ khiến đồng xu nóng chảy.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt
