Tại sao âm nhạc làm cho chúng ta có cảm xúc?
Đó là một câu hỏi khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ: “Tại sao một thứ gì đó trừu tượng như âm nhạc lại gây ra một phản ứng nhất quán như vậy?”
Trong một nghiên cứu mới, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Văn học, Nghệ thuật và Khoa học USC Dornsife và Trường Kỹ thuật Viterbi với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, đã điều tra cách âm nhạc ảnh hưởng đến não, cơ thể và cảm xúc của người nghe.
Thực hiện thử nghiệm nhóm nghiên cứu đã chọn ba bản nhạc cảm xúc không chứa lời bài hát và không quen thuộc lắm, vì vậy không có yếu tố ký ức nào gắn liền với phản ứng cảm xúc của người nghe. (Chẳng hạn, trước đây đã nghe một bài hát trong quá trình nhổ răng khôn cũng có thể làm lệch nhận thức hiện tại về bài hát đó).
Việc xác định các cách tác động vào não bộ nhờ âm nhạc sẽ giúp ích nhiều cho các quá trình trị liệu ở con người liên quan đến cảm xúc.
Trong thí nghiệm thần kinh, 40 tình nguyện viên đã nghe một loạt các trích đoạn âm nhạc buồn hoặc vui trong khi bộ não của họ được quét bằng MRI. Điều này được thực hiện tại Viện sáng tạo và não bộ USC Dornsife bởi trợ lý giáo sư tâm lý học Assal Habibi và nhóm của cô.
Để đo phản ứng vật lý, 60 người nghe nhạc trên tai nghe, trong khi hoạt động của tim và độ dẫn điện của da được đo. Cùng một nhóm cũng đánh giá cường độ cảm xúc (vui hay buồn) từ 1 đến 10 trong khi nghe nhạc.
Sau đó, các nhà khoa học máy tính đã nghiên cứu kỹ dữ liệu thu được bằng một thuật toán trí tuệ nhân tạo để xác định tính năng thính giác nào mà mọi người phản ứng một cách nhất quán.
Trước đây, các nhà khoa học thần kinh cố gắng hiểu rõ hơn về tác động của âm nhạc đối với cơ thể, não bộ và cảm xúc đã phân tích quét não MRI qua các phân đoạn thời gian rất ngắn.
Ngược lại, trong nghiên cứu này, sử dụng thuật toán để phân tích dữ liệu thu thập trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học có thể xem xét cảm giác của mọi người khi nghe nhạc trong thời gian dài hơn, không chỉ từ quét não, mà còn sử dụng dữ liệu từ các chế độ khác.
Ngoài việc giúp các nhà nghiên cứu xác định các bài hát cho danh sách bài tập luyện, học tập hay ngủ hoàn hảo, nghiên cứu còn có các ứng dụng trị liệu âm nhạc đã được chứng minh là giúp làm dịu sự lo lắng, giảm đau và giúp những người khuyết tật hoặc mất trí nhớ.
"Từ góc độ trị liệu, âm nhạc là một công cụ thực sự tốt để tạo cảm xúc và mang lại tâm trạng tốt hơn. Sử dụng nghiên cứu này, chúng tôi có thể thiết kế các kích thích âm nhạc cho trị liệu trong trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác. Nó cũng giúp chúng tôi hiểu cách cảm xúc được xử lý trong não", Habibi nói.

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Đại số trong trường học thật sự dạy chúng ta điều gì và có ý nghĩa như thế nào? (Phần 2)
Đại số là một bộ môn quan trọng trong toán học, một bước tiến xa hơn nhiều so với số học trong lịch sử toán học.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
