Tại sao áo sơ mi trắng sẽ trông giống màu cháo lòng?

Các chất tẩy sử dụng trong giặt là không làm cho áo sơ mi của bạn thực sự trắng, và các loại đèn LED có mức độ tiêu thụ điện năng cực kỳ hiệu quả của tương lai sẽ hé lộ bản chất thực sự của chúng.

Nhiều loại bột giặt được quảng cáo sẽ "làm trắng" sợi vải, nhưng thực tế chúng sẽ không làm như vậy. Thay vào đó, các loại chất tẩy này sử dụng một hiệu ứng quang học rất thông minh để khiến quần áo của bạn trở nên trắng sạch hơn khi nhìn dưới mắt người.

Khi quần áo màu trắng trở nên cũ kỹ, chúng sẽ bị ố vàng. Một số loại bột giặt giải quyết vấn đề này bằng cách để lại trên sợi vải một loại hóa chất có tên chất làm trắng quang học (FWA). FWA có khả năng phản chiếu nhiều ánh sáng màu xanh hơn và do đó tạo ra hiệu ứng rằng quần áo của bạn vẫn trắng như ngày mới mua. Thực tế, màu vàng ố trên quần áo vẫn bị giữ lại, nhưng mắt người khó phát hiện ra màu vàng hơn do đã bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh.

Loại chất FWA giúp tạo ra hiệu ứng "trắng giả" này cũng được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, con người có sử dụng FWA để làm trắng răng kể từ khi phát hiện ra các hợp chất này từ năm 1929. FWA cũng được sử dụng để làm trắng giấy, có trong thuốc nhuộm tóc và kem trang điểm. Ví dụ, thuốc nhộm tóc màu vàng có chứa FWA sẽ sáng hơn, và các loại kem trang điểm khu vực tối dưới mắt cũng sử dụng FWA.

Bề mặt màu trắng sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn khi có các chất FWA, và do đó tạo ra cảm giác rằng chúng sáng, ít ngả vàng hơn so với thực tế. Lý do là bởi FWA sẽ phản chiếu tia cực tím UV mà mắt người vốn không thể phát hiện ra trở thành ánh sáng màu xanh có thể nhìn thấy được.

Tại sao áo sơ mi trắng sẽ trông giống màu cháo lòng?

Hiện tại, có khoảng 90 loại hợp chất hóa học được sản xuất thương mại có thể tạo ra hiệu ứng này, ví dụ như tetra-snfolnat triazole-stilbene. Phần lớn các loại chất này sẽ mất tác dụng sau một thời gian do tiếp xúc với tia cực tím và ô-xy, và một số có thể gây ra phản ứng phụ với một nhóm nhỏ người dùng.

Song, các mẫu đèn LED có thể gây ảnh hưởng tới "mẹo" làm sáng quang học này. Quá trình làm sáng quang học của các chất FWA không thể diễn ra trong ánh đèn LED, đơn giản là bởi đèn LED không hề tạo ra ánh sáng nằm trong dải tần của tia cực tím. Các phân từ của FWA sẽ không được kích hoạt, và do đó ánh sáng xanh sẽ không được tạo ra để gây hiệu ứng quang học.

Trong khi vấn đề này hiện tại vẫn chưa thực sự đáng lo cho ngành hóa học, may mặc và thẩm mỹ, nhưng khi đèn LED trở nên phổ biến trong tương lai, các chất FWA sẽ trở nên vô dụng. Đèn LED có rất nhiều lợi thế so với đèn điện thông thường: chúng có tuổi đời lớn hơn và mức tiêu thụ điện thấp hơn rất nhiều. Thị phần của đèn LED được dự đoán sẽ tăng 12 lần trong 1 thập kỷ tới; Las Vegas hiện nay đã chuyển 40.000 chiếc đèn đường sang thành đèn LED.

Trong một nghiên cứu được đăng tải tháng trước trên LEUKOS (tạp chí của Hiệp hội Kỹ thuật Chiếu sáng Bắc Mỹ), một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Penn State do Tiến sĩ Kevin Houser đứng đầu đã thực hiện một thí nghiệm nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết sợi vải trắng của con người trong các điều kiện sáng khác nhau.

Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học đã yêu cầu 39 người tham gia phải xếp hạng "mức độ trắng" của các loại sợi vải, mỗi loại có chứa một lượng FWA khác nhau. Nghiên cứu của Penn State cho thấy đèn LED sẽ làm giảm hiệu ứng "trắng hơn thực tế" của FWA.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các đèn LED có nhiều ánh sáng ở dải màu xanh cũng sẽ giúp vải vóc có vẻ trắng hơn thông thường – giống như tác dụng của FWA. Hiệu ứng này sẽ xảy ra trên tất cả các loại vải, bất kể là chúng có được tẩy bằng FWA hay không.

Do đó, "trách nhiệm" làm trắng quần áo giờ sẽ không còn thuộc về các công ty hóa chất. Thay vào đó, chúng thuộc về các nhà sản xuất đèn: họ sẽ phải tăng cường độ ánh sáng xanh trên đèn LED của mình. Tuy vậy, nếu thực hiện điều này, họ cũng sẽ khiến cho tất cả các loại vật chất màu trắng khác (bàn, tủ, đồ gia dụng…) trở nên trắng hơn. Đó không phải là kết quả mong đợi trong tất cả các trường hợp.

Penn State cũng cho rằng các nhà sản xuất có thể gia tăng thêm tia cực tím vào đèn LED, nhờ đó mà con người có thể tiếp tục "làm trắng" quần áo như trước đây mà không cần phải lo sẽ ảnh hưởng tới các loại vật liệu khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News