Tại sao bệ ngồi bồn cầu trong các toilet công cộng lại có hình chữ U?
Bạn sẽ thấy cái bệ ngồi này khi đi vào nhà vệ sinh công cộng. Lý do của sự khác biệt này là gì?
Nếu không tính đến... mùi, thì có một điểm rất khác biệt giữa khi bạn bước vào một WC công cộng và ngồi bồn cầu ở nhà. Điểm khác biệt này chính là: hầu hết các bệ ngồi của bồn cầu công cộng đều có hình chữ U, với một khoảng hở phía trước. Trong khi đó, toilet gia dụng hoặc trong trung tâm thương mại lại dùng loại hình oval hoặc tròn.
Bệ ngồi bồn cầu hình chữ U.
Nhưng tại sao lại có sự khác biệt này? Có 2 lý do!
Đầu tiên, điều này bắt nguồn từ một đạo luật tại Mỹ vào năm 1955. Cụ thể, trong đạo luật có nêu ra yêu cầu: "Tất cả các bệ ngồi toilet, trừ loại lắp đặt trong căn hộ, cần phải có một khoảng hở phía trước, hoặc có một bộ phận đóng mở tự động".
Sở dĩ có điều luật này chủ yếu là vì vấn đề vệ sinh. Với hình dạng U, bạn có thể ngồi thoải mái mà không sợ chỗ nhạy cảm chạm vào bệ toilet, qua đó vừa đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh cho cá nhân, vừa ngăn ngừa việc... tương nhầm nước tiểu lên bệ.
Bệ hình chữ U rẻ hơn, vì nó dùng ít nguyên vật liệu.
Ngoài ra, dáng chữ U còn giúp cho chị em phụ nữ (và cả các anh khi đi "nặng") chùi rửa dễ dàng hơn. Theo Lynne Simnick, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu cơ khí quốc tế (IAPMO), loại bồn cầu này "cho phép phụ nữ chùi rửa sau khi đi vệ sinh mà không vướng phải bệ ngồi".
Và thứ 2 là một vấn đề hoàn toàn thuần kinh tế, đó là bệ hình chữ U rẻ hơn, vì nó dùng ít nguyên vật liệu.
Vậy nên, các công trình công cộng chọn sử dụng loại bệ này, vừa đảm bảo được tính vệ sinh, lại vừa tiết kiệm được chi phí. Nhất cử lưỡng tiện luôn!