Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Muỗi thường tấn công bạn ào ạt vào ban đêm. Ngay cả chỉ với một con muỗi vo ve trong màn, chúng cũng có thể phá bĩnh giấc ngủ ngon ban đêm của bạn. Đặc biệt khi bị muỗi đốt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa.

Triệu chứng ngứa và sưng mà bạn thường phải chịu trận khi bị muỗi đốt thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Vì thế, đây là lý do khiến nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.

Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?
Muỗi thường tấn công bạn ào ạt vào ban đêm.

Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể bạn cho đến khi chúng đã no nê.

Khi ấy, cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm lược đột ngột này của các chú muỗi. Vì thế, quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da bạn là những vết sưng và ngứa. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa khủng khiếp hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.

Tại sao muỗi cắn ban đêm lại ngứa hơn muỗi cắn vào ban ngày?

Khi bị muỗi cắn vào ban đêm, bạn sẽ thường thấy ngứa ngáy hơn vào ban ngày vì ban đêm, các hormone steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp và điều này làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì thế khi bị muỗi đốt vào ban đêm, bạn cũng bị  ngứa và sưng nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể khác nhau ở mỗi người vì mức cortisol sản xuất trong cơ thể như thế nào phụ thuộc vào nhịp sinh học ngày đêm của mỗi cá nhân.

Tại sao muỗi lại đốt một số người và một số người khác lại không bị muỗi đốt?

Muỗi thường ưa thích chọn một người nào đó làm nạn nhân nếu cơ thể bạn có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide trong mồ hôi và có sự hiện diện của một chất hóa học như Nonanal.

Theo đó, có 3 loại người mà thường phổ biến bị muỗi đốt là: đàn ông, những người béo phì và những người có nhóm máu O.

Muỗi đốt có cần thăm khám bác sĩ?

Nếu sau gần một tuần các triệu chứng bị muỗi đốt không thuyên giảm hoặc có phần trở nên tồi tệ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số người có phản ứng bất lợi khi bị muỗi đốt và có thể bị nhiễm bệnh.

Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể thử áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên như thoa giấm, nước cốt chanh, kem đánh răng vào các nốt muỗi đốt. Tránh gãi quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến thâm tím và nhiễm trùng làn da bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nấm

Nấm "thây ma xanh" chống dịch châu chấu

Loại nấm thây ma xanh có thể khiến châu chấu chết dần bằng cách biến con côn trùng trở thành một khối rêu xanh.

Đăng ngày: 24/02/2020
Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.

Đăng ngày: 23/02/2020
Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Nhà sinh vật học Ian Strachan phát hiện hai loài ruồi ăn nấm lần đầu được quan sát thấy ở Anh trong một khu rừng trên Cao nguyên Scotland.

Đăng ngày: 20/02/2020
Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Những con châu chấu đầu tiên đã kéo tới Nam Sudan, đe dọa an ninh lương thực của một trong những quốc gia "dễ bị tổn thương nhất" thế giới.

Đăng ngày: 19/02/2020
Phát hiện loại virus khổng lồ

Phát hiện loại virus khổng lồ "ăn sống" vi khuẩn

Virus được tìm thấy có kích thước gấp 15 lần bình thường, chứa bộ ribosome và có khả năng thực hiện hướng dẫn DNA để xây dựng protein.

Đăng ngày: 17/02/2020
Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Tuy rất mỏng nhưng cánh bướm có nhiều tĩnh mạch và các mảng mùi hương giúp giải phóng chất làm mát, chúng cảm nhận nhiệt tốt hơn và tránh xa nguồn nhiệt.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện virus

Phát hiện virus "thần nước" mang bộ gene chưa từng được biết đến

Khi tìm kiếm virus trong một hồ nhân tạo tại Brazil, các nhà khoa học đã có khám phá bất ngờ.

Đăng ngày: 12/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News