Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?

Cá heo nhiều lần được bắt gặp đang bơi trước mũi tàu thuyền và cũng có nhiều lý giải khác nhau cho hành vi này.

Cá heo thường xuyên được bắt gặp đang chơi đùa hoặc cưỡi những con sóng trước mũi tàu (bow riding). Theo cuốn sách Encyclopaedia of Marine Mammals của tác giả Bernd Würsig, cá heo đã bơi trước mũi tàu kể từ khi xuất hiện những con tàu chạy nhanh trên đại dương, ngay cả người Hy Lạp cũng viết về hành vi này ở vùng biển Địa Trung Hải. Thời hiện đại, bow riding dùng để chỉ việc cá heo tận dụng sóng áp lực hình thành ở phía trước tàu thuyền.


Cá heo bơi trước mũi tàu. (Video: Columbia Ship Management Group).

Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) đặc biệt nổi tiếng với hành vi cưỡi sóng trước mũi tàu và có lẽ cũng là loài cá heo được bắt gặp thường xuyên nhất trong các hoạt động du lịch ngắm cá heo hay những chuyến quan sát bằng tàu thuyền. Một nghiên cứu trên tạp chí Aquatic Mammals năm 2009 của chuyên gia Elizabeth Hawkins tại công ty Dolphin Research Australia cùng cộng sự tìm hiểu về loài vật này và những lần chúng chạm trán với tàu thuyền.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, giai đoạn 2003 - 2006, các tàu thuyền trong nghiên cứu chạm trán với 201 nhóm cá heo, trong đó 44 nhóm tương tác với tàu thuyền. Họ nhận định, việc cưỡi sóng trước mũi tàu có thể giúp cá heo giảm mức tiêu tốn năng lượng khi bơi, ngoài ra có thể một phần mục đích là vui chơi. Các yếu tố như loại tàu, hoạt động của tàu và trạng thái động cơ đều có khả năng ảnh hưởng đến mức độ hoạt động và sự tương tác của cá heo với tàu.

Trong một nghiên cứu khác được trình bày tại Hội nghị Thường niên lần thứ 28 của Hiệp hội Thú biển châu Âu năm 2014, các nhà khoa học nhận thấy vùng biển cũng ảnh hưởng đến hoạt động cưỡi sóng trước mũi tàu. Ví dụ, tại eo biển Istanbul, cá heo thường xuyên thực hiện hành vi này ở lối vào phía nam hơn. Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là ở khu vực này, cá heo bắt cá thuận lợi hơn. Họ liên kết hành vi cưỡi sóng trước mũi tàu với các chiến lược và hoạt động kiếm ăn. Tuy nhiên, vui chơi cũng có thể là một lý do.

Tại sao cá heo thích cưỡi sóng trước mũi tàu?
Cá heo cưỡi sóng trước mũi tàu.

Cá heo không chỉ cưỡi sóng trước mũi tàu mà còn được bắt gặp cưỡi sóng phía trước những con cá nhám phơi nắng (Cetorhinus maximus). Năm 2012 - 2019, các chuyên gia bắt gặp cá heo tương tác với cá nhám phơi nắng trong 6 đợt quan sát ngoài khơi bờ biển tây nam Ireland và ghi lại 94 lần cưỡi sóng. Dù đây có thể là một chiến lược kiếm ăn đôi bên cùng có lợi, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng cao hơn là cá heo chỉ đang chơi đùa. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Aquatic Mammals năm 2020, do chuyên gia Seán A. O'Callaghan từ Đại học Công nghệ Atlantic và Nick Massett từ Tổ chức Cá voi và Cá heo Ireland thực hiện.

Tổng kết từ các nghiên cứu, cá heo có thể cưỡi sóng trước mũi tàu vì nhiều lý do như hưởng lợi về năng lượng khi bơi, tiếp cận nơi kiếm ăn ưa thích, tận dụng cơ hội săn mồi tốt hơn. Ngoài ra, có khả năng chúng muốn vui chơi. Cá heo là những sinh vật thông minh, có tính xã hội và rất tò mò. Vì vậy, chúng cũng cưỡi sóng trước mũi tàu để giải trí.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ở Úc có nhiều hồ màu hồng?

Tại sao ở Úc có nhiều hồ màu hồng?

Ở Úc có nhiều hồ màu hồng. Theo các nhà khoa học, hồ màu hồng được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu và thủy văn...

Đăng ngày: 22/04/2024
Tại sao những người nông dân châu Phi lại vẽ mắt lên mông của bò?

Tại sao những người nông dân châu Phi lại vẽ mắt lên mông của bò?

Việc vẽ mắt lên mông bò ở châu Phi là một biện pháp độc đáo nhằm bảo vệ gia súc khỏi sự tấn công của sư tử.

Đăng ngày: 22/04/2024
Vì sao chim điên có thể lao thẳng xuống dưới nước với tốc độ 86km/h mà không bị gãy cổ?

Vì sao chim điên có thể lao thẳng xuống dưới nước với tốc độ 86km/h mà không bị gãy cổ?

Chim điên (Sulidae) là một họ chim bao gồm 9-10 loài. Chúng là các loài chim biển sống ven bờ có kích thước từ trung bình tới lớn, có hoạt động săn bắt mồi bằng cách lao mình xuống nước.

Đăng ngày: 20/04/2024
Mặc dù không có sự kết nối, nhưng tại sao lại có kim tự tháp trên khắp thế giới?

Mặc dù không có sự kết nối, nhưng tại sao lại có kim tự tháp trên khắp thế giới?

Khi nói đến kim tự tháp, chúng ta thường nghĩ ngay đến kim tự tháp Ai Cập. Trong suy nghĩ của nhiều người, kim tự tháp đã trở thành biểu tượng của Ai Cập.

Đăng ngày: 19/04/2024
Vì sao nước trong hồ không thấm hết vào lòng đất?

Vì sao nước trong hồ không thấm hết vào lòng đất?

Đất có khả năng hấp nạp nước cao, vậy tại sao nước trong những hồ lớn lại không ngấm hết tất cả xuống lòng đất?

Đăng ngày: 19/04/2024
Tại sao gấu trúc khổng lồ biết bơi nhưng nó vẫn có thể bị chết đuối?

Tại sao gấu trúc khổng lồ biết bơi nhưng nó vẫn có thể bị chết đuối?

Gần đây, người ta đã tìm thấy xác một con gấu trúc khổng lồ trên một con sông ở thị trấn Fengtongzhai, huyện Bảo Hưng, Nhã An, Tứ Xuyên, Trung Quốc và nghi ngờ rằng nó đã bị chết đuối.

Đăng ngày: 19/04/2024
Vì sao khoai tây sinh ra khí độc khi bị thối rữa?

Vì sao khoai tây sinh ra khí độc khi bị thối rữa?

Khoai tây có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloid, trong đó phổ biến nhất là solanine và chaconine.

Đăng ngày: 19/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News