Tại sao các pharaoh Ai Cập ngừng xây kim tự tháp?

Sau hơn 1.000 năm dùng những kim tự tháp khổng lồ làm nơi chôn cất, các pharaoh chuyển sang đặt lăng mộ dưới lòng đất vì nhiều lý do.

Suốt hơn một thiên niên kỷ, các pharaoh Ai Cập xây kim tự tháp và thường được chôn cất bên dưới hoặc trong những công trình vĩ đại này. Pharaoh Djoser (năm 2630 - 2611 trước Công nguyên) bắt đầu xây kim tự tháp bậc thang ở Saqqara và pharaoh Ahmose I (năm 1550 - 1525 trước Công nguyên) xây kim tự tháp hoàng gia cuối cùng của Ai Cập ở Abydos.

Tại sao các pharaoh Ai Cập ngừng xây kim tự tháp?
Các kim tự tháp mang tính biểu tượng được nhiều pharaoh xây làm lăng mộ suốt hơn 1.000 năm. (Ảnh: Islam Moawad).

Những kim tự tháp biểu tượng này thể hiện sức mạnh, sự giàu có của các pharaoh và thúc đẩy tín ngưỡng tôn giáo. Vậy tại sao họ lại ngừng xây kim tự tháp không lâu sau khi thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập (năm 1550 - 1070 trước Công nguyên) bắt đầu?

Các pharaoh Ai Cập có vẻ bắt đầu dừng xây kim tự tháp sau triều đại pharaoh Ahmose. Thay vào đó, họ được chôn cất tại Thung lũng các vị Vua gần thủ đô Thebes của Ai Cập cổ đại, nay là Luxor. Lăng mộ hoàng gia cổ xưa nhất trong thung lũng được xây bởi pharaoh Thutmose I (năm 1504 - 1492 trước Công nguyên). Pharaoh Amenhotep I (năm 1525 - 1504 trước Công nguyên) cũng có thể đã xây lăng mộ tại đây, nhưng các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về vấn đề này.

Giới chuyên gia chưa rõ chính xác lý do các pharaoh ngừng xây kim tự tháp. Tuy nhiên, mối lo ngại về an ninh có thể là một nguyên nhân. "Có rất nhiều giả thuyết, nhưng vì kim tự tháp thường xuyên bị trộm cướp nên việc giấu những lăng mộ hoàng gia ở một thung lũng xa xôi, chạm khắc mộ trong đá và có thể có rất nhiều lính canh nghĩa địa, chắc chắn đóng vai trò nào đó", Peter Der Manuelian, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Harvard, giải thích.

"Thậm chí trước khi dừng xây kim tự tháp cho pharaoh, người Ai Cập cũng đã dừng đặt phòng chôn cất bên dưới công trình này. Kim tự tháp hoàng gia cuối cùng tại Abydos có phòng chôn cất nằm ở phía sau, cách đó khoảng 0,5km, sâu hơn trong sa mạc", Aidan Dodson, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Bristol, cho biết.

Một bản ghi chép của Ineni, người phụ trách xây lăng mộ Thutmose I ở Thung lũng các vị Vua, có thể lưu giữ những manh mối quan trọng. "Tôi đã giám sát việc đào ngôi mộ trên vách đá của nhà vua một mình - không ai nhìn thấy, không ai nghe được", Ineni viết. Bản ghi chép này rõ ràng cho thấy tính bí mật là một mối quan tâm lớn, Ann Macy Roth, giáo sư tại Đại học New York, nhận định.

Địa hình tự nhiên của Thung lũng các vị Vua có thể giải thích tại sao đây lại địa điểm được ưa chuộng cho lăng mộ hoàng gia. Nó có một đỉnh núi mang tên el-Qurn, trông khá giống kim tự tháp. Vì vậy, mọi lăng mộ hoàng gia xây trong thung lũng có thể coi như đang đặt dưới kim tự tháp, Miroslav Bárta, nhà Ai Cập học tại Đại học Charles, nêu ý kiến. Với các pharaoh Ai Cập, kim tự tháp rất quan trọng vì đây là nơi "thăng thiên và chuyển sang thế giới bên kia", theo Mark Lehner, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại.

Tại sao các pharaoh Ai Cập ngừng xây kim tự tháp?
Các pharaoh có thể đã chọn đặt lăng mộ tại Thung lũng các vị Vua để được che giấu tốt hơn khỏi những kẻ trộm mộ. (Ảnh: Takepicsforfun)

Địa hình của Luxor, thủ đô trong thời Tân Vương quốc Ai Cập, cũng có thể góp phần khiến các pharaoh dừng xây kim tự tháp. Khu vực này có không gian hạn chế và quá gồ ghề, Dodson cho biết. Nói cách khác, Luxor quá nhỏ và gây nhiều khó khăn về mặt kiến trúc nên không phù hợp để làm nơi xây dựng kim tự tháp mới.

Những thay đổi tôn giáo trong thời Tân Vương quốc Ai Cập nhấn mạnh đến việc đặt lăng mộ dưới lòng đất cũng có thể là lý do khiến kim tự tháp lớn không còn được ưa chuộng. Những ngôi mộ dưới lòng đất tại Thung lũng các vị Vua cũng phù hợp với điều này.

Trong khi pharaoh ngừng xây kim tự tháp, các cá nhân giàu có vẫn tiếp tục. Ví dụ, lăng mộ niên đại 3.300 năm ở Abydos thuộc về người mang tên Horemheb có một kim tự tháp cao 7 mét ở lối vào, theo thông báo của các nhà khảo cổ học năm 2014.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, việc xây kim tự tháp cũng trở nên phổ biến ở Nubia, vùng đất ngày nay là Sudan và một phần miền nam Ai Cập. Nubia có kim tự tháp cho cả hoàng gia lẫn các cá nhân, số lượng chính xác hiện vẫn chưa rõ. Những người cai trị Nubia chỉ ngừng việc xây dựng cách đây khoảng 1.700 năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 26/11/2021
Tại sao phải

Tại sao phải "khai tử" thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ chip?

Nhiều người dùng thắc mắc việc chuyển đổi 100% sang thẻ ATM chip sẽ tốn không ít thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng tại sao chúng ta vẫn phải đổi?

Đăng ngày: 24/11/2021
Tại sao người Nhật ngủ trên sàn nhà? Bạn sẽ không tin vào câu trả lời đâu!

Tại sao người Nhật ngủ trên sàn nhà? Bạn sẽ không tin vào câu trả lời đâu!

Nếu bạn có một người bạn đã từng đến Nhật Bản hoặc hiểu biết một chút về một số phong tục của người Nhật, bạn sẽ biết rằng người Nhật khi ngủ sẽ nằm trên sàn nhà.

Đăng ngày: 18/11/2021
Tại sao vệ tinh phát nổ của Nga đe dọa trạm ISS?

Tại sao vệ tinh phát nổ của Nga đe dọa trạm ISS?

Mảnh vỡ vệ tinh bay với tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ có thể biến thành những quả “bom nổ chậm”, đe dọa làm thủng trạm ISS bất cứ lúc nào.

Đăng ngày: 18/11/2021
Tại sao mèo nhà không thể gầm vang như sư tử hay hổ?

Tại sao mèo nhà không thể gầm vang như sư tử hay hổ?

Một trong điểm khác biệt lớn nhất của mèo nhà với họ hàng " vua chúa sơn lâm" của chúng nằm ở tiếng kêu.

Đăng ngày: 15/11/2021
Vì sao loài chim vẫn tồn tại khi thiên thạch xóa sổ khủng long?

Vì sao loài chim vẫn tồn tại khi thiên thạch xóa sổ khủng long?

Thiên thạch không chừa loài nào ra, nhưng loài chim đã tự tìm đường sống cho mình.

Đăng ngày: 14/11/2021
Vì sao dân Trung Quốc đổ xô săn

Vì sao dân Trung Quốc đổ xô săn "Ngọc Trường Giang"?

Mới đây, giới chơi đá quý Trung Quốc nổi lên trào lưu “ra bờ sông Trường Giang tìm ngọc”.

Đăng ngày: 11/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News