Tại sao chúng ta không thể nhìn thẳng vào mặt trời?

Các chuyên gia khiến cáo rằng bạn không thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không có các dụng cụ bảo vệ thích hợp.

Theo ScientificAmerican, đó là vì mặt trời dù cách xa chúng ta 93 triệu dặm (hay 150 triệu km) nhưng nó vẫn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt, thậm chí là những tổn thương không thể phục hồi.

Tại sao chúng ta không thể nhìn thẳng vào mặt trời?
Nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây tổn thương mắt.

Tiến sĩ Russell Van Gelde, một phát ngôn viên của American Academy of Ophthalmology (AAO) và là giám đốc của Viện Mắt thuộc Đại học Washington, ở Seattle cho biết: "Thậm chí chỉ cần quan sát mặt trời trong chốc lát cũng có thể gây tổn thương mắt".

Vào ngày 21/8/2017, Mặt trăng sẽ ở vào vị trí giữa Mặt trời và Trái đất tạo ra hiện tượng nhật thực toàn phần và bán toàn phần tại nhiều nơi trên nước Mỹ. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1918 nhật thực toàn phần sẽ được nhìn thấy trên khắp nước Mỹ (từ bờ biển phía Tây đến phía Đông). Thông tin này được xác nhận bởi Hội Thiên văn học Mỹ (AAS). Ngoài các khu vực xảy ra nhật thực toàn phần, những nơi khác sẽ thấy mặt trời bị che khuất một phần.

Bất kể bạn quan sát nhật thực ở đâu, điều quan trọng nhất là bạn không được nhìn trực tiếp về hướng mặt trời bằng mắt thường. Để hiểu rõ về sau, hãy tưởng tượng đến trò chơi của trẻ con khi sử dụng kính lúp để tập trung năng lượng từ ánh sáng mặt trời và tạo ra một lỗ hổng trên tờ giấy.

Tại sao chúng ta không thể nhìn thẳng vào mặt trời?
Tập trung tia nắng mặt trời vào một điểm duy nhất tạo ra rất nhiều năng lượng.

Van Gelder nói: "Tập trung tia nắng mặt trời vào một điểm duy nhất tạo ra rất nhiều năng lượng". Và ống kính trong mắt bạn mạnh gấp 4 lần các loại kính lúp mà trẻ nhỏ thường hay chơi đùa.

Ông chia sẻ tiếp: "Nếu bạn có một ống kính với khả năng hội tụ cao và hướng nó trực tiếp vào mặt trời, năng lượng sẽ trở nên rất lớn", đủ để đốt bỏng võng mạc theo nghĩa đen hoặc tế bào nhạy sáng ở mặt sau của mắt.

Bệnh nhân với tình trạng này thường được gọi là bệnh võng mạc (bệnh võng mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác) – khi đó mắt đã bị tổn thương bởi các tia sáng từ mặt trời. Tổn thương xảy ra khi photon (hạt ánh sáng) tạo ra các gốc tự do và nó có thể giết chết các tế bào. Thiệt hại xảy ra trong hố mắt, một vị trí trong võng mạc chịu trách nhiệm về độ sắc nét, đó là trung tâm của tầm nhìn. Kết quả là, các bệnh lý võng mạc do ánh sáng mặt trời có thể làm tầm nhìn bị mờ hoặc gây ra điểm mù trong mắt.

Nhiều bệnh nhân có bệnh lý võng mạc do năng lượng mặt trời có thể tự phục hồi nhưng một số bị ảnh hưởng về tầm nhìn lâu dài. Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2002 với 15 bệnh nhân có bệnh lý võng mạc do năng lượng mặt trời tại Anh do xem nhật thực vào năm 1999, chỉ có 2 người trong số này có thị lực bình thường khi được kiểm tra từ 8 đến 12 tháng sau đó. Một số có một mắt bình thường và mắt còn lại bị một điểm mù nhỏ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Về lý thuyết, một người có thể trở thành mù – tầm nhìn chỉ đạt 20/200 hoặc tệ hơn thế - sau khi nhìn chằm chằm vào mặt trời. Nhưng nhìn chằm chằm vào mặt trời không thể dẫn đến mù hoàn toàn bởi vì bệnh lý võng mạc do năng lượng mặt trời không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi.

Tại sao chúng ta không thể nhìn thẳng vào mặt trời?
Muốn nhìn vào mặt trời, hãy nhớ sử dụng thiết bị bảo vệ.

Bởi vì những nguy hiểm, AAO khuyến cáo mọi người không bao giờ nên nhìn thẳng vào mặt trời. Có một ngoại lệ cho quy tắc này - nếu bạn đang ở trong đường đi của nhật thực toàn phần, bạn có thể nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường trong một thời gian ngắn ngủi, nghĩa là tầm nhìn của bạn đã bị che khuất bởi mặt trăng. (Chiều dài của toàn sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn xem nhật thực, nhưng ít nhất, sự kiện sẽ kéo dài khoảng 2 phút và 40 giây).

Nhưng có một cách để xem nhật thực toàn phần một cách an toàn tuyệt đối, hãy sử dụng "kính nhật thực" đặc biệt hay thiết bị xem có lọc năng lượng mặt trời cầm tay (kể cả với nhật thực toàn phần, một phần hay nhìn vào mặt trời bình thường). Bốn nhà sản sau đây đã được chứng nhận cho các loại "kính nhật thực" và thiết bị xem có lọc năng lượng mặt trời cầm tay: Rainbow Symphony, American Paper Optics, Thousand Oaks Optical và TSE 17.

Một lần nữa, hãy nhớ rằng đừng bao giờ nhìn vào mặt trời thông qua một camera không có lọc ánh sáng mặt trời, kính thiên văn hoặc ống nhòm, bất kể bạn có đang đeo kính xem nhật thực hay không. Bởi vì các thiết bị này sẽ tập trung các tia sáng mặt trời còn mạnh hơn so với những gì mà mắt bạn có thể làm và điều này sẽ dẫn tới các tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News