Tại sao chúng ta lại mơ thấy những điều quá sức dị thường, thậm chí là ác mộng?

Có thể bạn không nhận ra, nhưng 1/3 thời gian của một đời người là để dành cho việc ngủ. Khi ngủ thì ai chẳng mơ, và mỗi giấc mơ của chúng ta đều có ý nghĩa riêng. Vấn đề chỉ là chúng có ý nghĩa gì thôi.

Khoa học về giấc mơ thực sự chưa có nhiều tiến triển, nên dữ liệu cũng không có nhiều. Nhưng cũng thật may mắn là nhờ sự phát triển của công nghệ, khoa học đã có thể xem xét hoạt động não bộ khi con người đang say giấc nồng, và từ đó mở ra manh mối về bí ẩn trong những giấc mơ của chúng ta.

Tại sao chúng ta có những giấc mơ kỳ lạ?

Tại sao chúng ta lại mơ thấy những điều quá sức dị thường, thậm chí là ác mộng?
Giấc mơ của bạn thường rất lộn xộn, bạn chỉ có thể nhận ra điều đó sau khi thức dậy.

Chắc hẳn chúng ta đôi khi sẽ gặp những giấc mơ hết sức phi lý, kỳ lạ đến mức khi thức dậy chẳng ai hiểu nó có nghĩa là gì. Tại sao như thế? Khoa học có một vài cách giải thích đây.

Mỗi người trong chúng ta có một kiểu mơ riêng, vì cảm xúc và sự kiện mỗi ngày chúng ta gặp phải không ai giống nhau. Khi ngủ, não bộ sẽ vẫn tiếp tục làm việc, phân bổ những ký ức ngắn hạn và dài hạn chúng ta gặp trong ngày. Không chỉ vậy, não bộ sẽ so sánh chúng với nhau, tái tạo lại và từ đó tạo ra sự lẫn lộn và hình thành những giấc mơ kỳ lạ.

Mọi giấc mơ đều xảy ra trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh (rapid eye movement - REM), kéo dài khoảng 10 - 20 phút và lặp lại nhiều lần trong một giấc ngủ. Ở giai đoạn này, nồng độ serotonin và norepinephrine - 2 loại hormone chịu trách nhiệm cho tính logic và sự tập trung sẽ giảm đi. Bởi vậy, giấc mơ của bạn có thể hết sức lộn xộn, vượt ra ngoài thường thức mà bạn chỉ có thể nhận ra điều đó sau khi thức dậy mà thôi.

Thế còn ác mộng thì sao?

Tại sao chúng ta lại mơ thấy những điều quá sức dị thường, thậm chí là ác mộng?
Cơn ác mộng là một là cách "rèn luyện" cho hệ thần kinh.

Còn những cơn ác mộng? Tại sao bạn mơ thấy cảnh tận thế, mơ thấy bị... zombie đuổi theo, hay mơ rơi xuống vực sâu hun hút không thấy đáy?

Các chuyên gia từ ĐH Geneva (Thụy Sĩ) và Wisconsin (Hoa Kỳ) đã cùng nhau tìm ra một số lời giải cho câu chuyện này. Theo họ, đây là cách "rèn luyện" cho hệ thần kinh, nhằm giúp một người có khả năng ứng phó với những cảm xúc tiêu cực trong thực tế. Những cảm xúc gặp phải trong giấc mơ sẽ giúp cơ thể chuẩn bị trước, nhằm đáp ứng với những căng thẳng có thể gặp trong tương lai.

Cụ thể, các chuyên gia đã theo dõi hoạt động não bộ của 18 ứng viên khi đang ngủ, bằng hệ thống điện não đồ. Các ứng viên thức dậy vài lần trong đêm, được hỏi về giấc mơ họ đang thấy khi đó, và liệu đó có phải là ác mộng. Kết quả, họ tìm ra 2 khu vực chịu trách nhiệm cho những giấc mơ như vậy, đó là thùy chẩm và vỏ đại não.

Điều thú vị là cả 2 khu vực này đều được kích hoạt nếu con người cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước một điều gì đó. Như thùy chẩm, nó chịu trách nhiệm đánh giá cảm xúc và kích hoạt ngay khi chúng ta cảm thấy lo lắng. Vùng còn lại chịu trách nhiệm chuẩn bị phản ứng thích hợp và kiểm soát hành vi của chúng ta khi gặp nguy hiểm. Và đặc biệt, nhưng người thường xuyên gặp ác mộng có khả năng đối đầu tốt hơn với những điều tiêu cực trong cuộc sống thật.

Cho đến thời điểm hiện tại, một số chuyên gia cũng phần nào phân tích được ý nghĩa của những giấc mơ chúng ta gặp phải - thường liên quan đến các vấn đề đời thực. Chẳng hạn, mơ bị ai đó đuổi theo có thể mang nghĩa bạn đang có một vấn đề chưa thể giải quyết. Mơ thấy rơi tự do là vì bạn gặp áp lực không thể kiểm soát. Nhưng nhìn chung đây chưa phải là kết luận cuối cùng, và khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu khác nữa để biết được điều đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách hiểu sai về tập tục cúng ông Công ông Táo

Những cách hiểu sai về tập tục cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này để lễ cúng được trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Đăng ngày: 15/01/2020
Vì sao không nên ngáp khi qua cửa an ninh ở sân bay?

Vì sao không nên ngáp khi qua cửa an ninh ở sân bay?

Một vài hành động như huýt sáo hoặc ngáp có thể khiến hành khách bị giữ lại tại cửa an ninh ở các sân bay tại Mỹ.

Đăng ngày: 15/01/2020
Tết Táo quân ở Việt Nam và các nước châu Á có gì đặc biệt?

Tết Táo quân ở Việt Nam và các nước châu Á có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam mà một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tục lệ cúng ông Công, ông Táo.

Đăng ngày: 15/01/2020
Hộ chiếu quyền lực 2020: Nhật Bản dẫn đầu, Việt Nam xếp hạng 88/107

Hộ chiếu quyền lực 2020: Nhật Bản dẫn đầu, Việt Nam xếp hạng 88/107

Hãng tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners vừa công bố bảng xếp hạng hộ chiếu (Henley Passport Index) năm 2020.

Đăng ngày: 14/01/2020
Màu sắc nói lên điều gì về cuốn hộ chiếu của bạn?

Màu sắc nói lên điều gì về cuốn hộ chiếu của bạn?

Thực tế, màu sắc hộ chiếu thường liên quan đến vị trí địa lý và chính sách của từng quốc gia.

Đăng ngày: 14/01/2020
Có phải 1 mã lực bằng sức mạnh của 1 con ngựa?

Có phải 1 mã lực bằng sức mạnh của 1 con ngựa?

Có nhiều cách để đo lường sức mạnh của một khối động cơ của xe hơi, xe máy lẫn máy lạnh… Vậy có phải một chiếc xe 100 mã lực có sức mạnh bằng 100 con ngựa? Câu trả lời là không.

Đăng ngày: 14/01/2020
Lần đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện thành công dịch chuyển lượng tử giữa hai con chip

Lần đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện thành công dịch chuyển lượng tử giữa hai con chip

Ta chưa hiểu hết về cơ học lượng tử hay rối lượng tử (thứ được Albert Einstein gọi là “hoạt động kỳ quái từ xa”), vậy mà ta vẫn ứng dụng được nó để đạt được đột phá công nghệ, thế mới tài chứ!

Đăng ngày: 13/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News