Tại sao có người sau khi bơi lên bờ vẫn chết đuối

Trẻ vừa trải qua sự cố suýt chết đuối, được cứu sống và lên bờ tỉnh táo nhiều giờ sau song vẫn có thể tử vong do hiện tượng tràn dịch phổi dẫn đến "chết đuối khô".

Theo các chuyên gia, đuối nước không chỉ khiến nạn nhân tử vong do bị ngạt nước quá lâu mà còn có vô số nguy cơ kể cả sau khi đã được cứu sống đưa lên bờ. Không ít trường hợp trẻ vẫn tử vong sau khi được cứu đã tỉnh táo trên bờ.

Theo USAtoday, ông Purva Grover, Giám đốc y tế cấp cứu nhi khoa Cleveland Clinic cho biết, chết đuối khô hay còn gọi là chết đuối thứ cấp, có thể xảy ra vài giờ sau khi đứa trẻ đã trải qua một sự cố gần chết đuối. Nếu không được điều trị, trẻ có thể tổn thương não, tổn thương hệ hô hấp dẫn đến tử vong.


Chết đuối khô hay còn gọi là chết đuối thứ cấp.

Theo một báo cáo được công bố trên Medical News Today, năm 2005, hơn 3.000 người ở Mỹ tử vong do "chết đuối khô". Chết đuối trên cạn có thể xảy ra ở người lớn, nhưng nó phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.

Chết đuối khô xảy ra sau khi trẻ hít nước qua miệng hoặc mũi khi vùng vẫy dưới nước. Nước xâm nhập vào phổi khiến cơ quan này co thắt, thở khó khăn. Thậm chí, phổi sẽ bị kích thích dẫn đến tràn dịch. Trẻ có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đuối nước khô trong khoảng 24-48 giờ sau khi hít phải nước. Biểu hiện bao gồm ho, nôn mửa, sốt, thở khó khăn, chóng mặt, tâm trạng thay đổi.

"Trẻ có thể hoàn toàn bình thường như bao đứa trẻ khác, chúng có thể đi ngủ và xuất hiện các triệu chứng khó thở vào giữa đêm", Purva nói.

"Khi một đứa trẻ gần chết đuối dưới nước, điều mà cha mẹ cần làm là theo dõi và đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra nguy cơ chết đuối khô trước khi quá muộn", Purva khuyến cáo.

Để ngăn tình trạng chết đuối khô, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ đưa con đi bơi cần để mắt đến trẻ, không bao giờ để chúng bơi một mình, chỉ cho phép trẻ bơi lội trong khu vực có nhân viên cứu hộ. Trẻ không chỉ có nguy cơ chết đuối trong hồ bơi hoặc biển mà có thể xảy ra trong bồn tắm tại nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 30/06/2025
Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Nếu vô tình nuốt phải, bã kẹo cao su có thể chống lại các quá trình tiêu hóa, nhưng cuối cùng nó vẫn bị đào thải ra khỏi cơ thể sau vài ngày.

Đăng ngày: 29/06/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 29/06/2025
Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News