Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi?

Muỗi là nguyên nhân gây ra phiền toái và bệnh tật cho con người nhiều hơn bất kì loài sinh vật nào khác. Con người có thể khiến cho loài vật này biến mất vĩnh viễn, nhưng tại sao chúng ta lại không làm?

Ngay cả những người yêu thiên nhiên cũng khó mà có cảm tình với loài động vật chuyên vo ve hút máu và truyền bệnh như muỗi. Hiện nay, muỗi còn là nguyên nhân gây ra sự bùng phát virus Zika ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Dịch đã lan sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, châu Á và có nguy cơ bùng phát trên toàn cầu.

Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi?
Muỗi Aedes aegypti truyền virus Zika.

Như các nhà khoa học công bố, virus Zika được lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti sống phổ biến ở các vùng nhiệt đới, là trung gian truyền bệnh sốt vàng da và sốt xuất huyết.

Trên thế giới có khoảng 3.500 loài muỗi – một con số khá khiêm tốn trong các loài côn trùng, nhưng tác động của muỗi đến sức khỏe và tiền bạc của con người là cực kì lớn.

Muỗi cái Anopheles là nguyên nhân gây nên 500 triệu ca sốt rét mỗi năm. Trong khi đó, loài muỗi hổ châu Á Aedes albopictus là trung gian lây lan bệnh sốt xuất huyết và truyền virus chikungunya gây sốt cao, viêm đau khớp ở người.

Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi?
Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét.

Ấu trùng muỗi tồn tại ở những vùng ẩm thấp, tối tăm, và trong điều kiện thích hợp chúng sinh sôi nhanh chóng và gây hại cho con người.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu con người có thể xóa sổ muỗi, tại sao chúng ta không làm?

Các ý kiến ủng hộ sự tồn tại của loài muỗi được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất cho rằng muỗi là một mắt xích quan trọng trong một số lưới thức ăn.

Trong một vài tuần ngắn ngủi vào mùa hè ở các vùng lãnh nguyên Bắc Cực, muỗi sinh sôi với số lượng khổng lồ, tạo thành nguồn thức ăn cho những loài chim di cư đến phương bắc.

Muỗi cũng là thức ăn của một số loài động vật sinh sống dưới nước hay trong các khu rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, những loài này thì không thể tác động khiến con người phải bảo vệ muỗi.

Luồng ý kiến ủng hộ thứ 2 cho rằng muỗi đóng vai trò trong hệ sinh thái như tham gia thụ phấn cho hoa. Dẫu vậy, muỗi không thực sự phù hợp với vai trò này, và có hàng tá các động vật khác có thể thay thế chúng.

Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi?
Muỗi tham gia thụ phấn.

Như vậy, trên thực tế không có lí do thỏa đáng nào để bảo vệ loài muỗi. Xóa sổ chúng sẽ khiến con người bớt đi được ưu phiền bệnh tật.

Tuy nhiên...

Loài muỗi biến mất thì nguồn máu nóng, đầy dinh dưỡng của con người chả có ai hút cả. Và khi đó, những loài ruồi nhặng, ve, bọ chét ngoài kia sẽ sẵn sàng nhảy vào thế chỗ những anh bạn muỗi của mình.

Vậy nên, con người cần suy nghĩ kĩ xem việc xóa sổ loài muỗi có thực sự cần thiết hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News