Tại sao hút thuốc dù chỉ một điếu mỗi ngày vẫn có hại cho sức khoẻ?

Nếu được, bạn nên bỏ hẳn việc hút thuốc, thay vì "hút ít" để "đỡ cơn thèm thuốc".

Vào ngày 24/1 vừa qua, Tạp chí Y khoa Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu mới cho thấy: những người hút thuốc lá dù chỉ một điếu mỗi ngày cũng có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch vành (Coronary Heart Disease – CHD) và đột quỵ cao một cách đáng kinh ngạc. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu khác về hút thuốc lá và bệnh tim mạch – tổng cộng 141 nghiên cứu, với dữ liệu của gần 13 triệu người.

Nguy hiểm khôn lường

Theo người đứng đầu của cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Allan Hackshaw, phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư UCL tại Đại học College London, các kết quả thu được khiến ông và các cộng sự cảm thấy rất bất ngờ. "Rất nhiều người trong số chúng ta thường nghĩ rằng, nếu hút một điếu thuốc thay vì 20 (số điếu thuốc thường có trong một bao) thì chúng ta sẽ chỉ có tỉ lệ mắc bệnh là 1/20. Điều này là hoàn toàn không đúng", ông nói.


Nam giới hút một điếu thuốc lá mỗi ngày có tỉ lệ mắc CHD cao hơn 48% so với người chưa từng hút thuốc.

Nếu so với việc hút một bao thuốc mỗi ngày, giảm xuống còn một điếu đúng là có làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ còn một nửa, nhưng "một nửa" đó vẫn là rất đáng kể. Nam giới hút một điếu thuốc lá mỗi ngày có tỉ lệ mắc CHD cao hơn 48% so với người chưa từng hút thuốc, còn ở nữ giới là 57%. Ngoài ra, ở cả nam giới và nữ giới, tỉ lệ bị đột quỵ tăng khoảng 30%.

Nói cách khác: Bất kỳ sự tiếp xúc nào với thuốc lá cũng là quá nhiều.

"Những người hay hút thuốc nên hướng tới mục tiêu bỏ hẳn thuốc lá, thay vì chỉ cắt giảm lượng tiêu thụ mỗi ngày để tránh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch", ông Hackshaw khuyến cáo.

Một xu hướng đáng lo ngại

Những phát hiện của nghiên cứu mới này đặc biệt đáng quan tâm khi việc cắt giảm chứ không bỏ hẳn thuốc lá đang trở thành một xu hướng. Ví dụ, những người ở Mỹ hút thuốc ít hơn 10 lần mỗi ngày tăng từ 16% lên 27% trong giai đoạn 2005-2014. Tỉ lệ người hút thuốc tại Anh tiêu thụ từ một đến năm điếu mỗi ngày đã tăng đều đặn từ 18% đến 24% trong khoảng thời gian 2009-2014.

Tất nhiên, hút thuốc ít hơn chắc chắn sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là hút nhiều, nhưng nếu so với việc bỏ hẳn, "lợi ích" đó thực sự quá nhỏ bé. "Mối quan hệ phi tuyến tính giữa CHD và hàm lượng thuốc lá tiêu thụ thường không được công chúng hay các chuyên gia y học biết đến, đặc biệt là những người không có chuyên môn về thuốc lá hay sức khỏe", ông Hackshaw nói thêm.

Ví dụ, trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 với sự tham gia của gần 25.000 thanh thiếu niên tại Mỹ xuất bản trên tạp chí Pediatrics, chỉ có 35% số người hút thuốc "ít" – với hàm lượng thuốc lá tiêu thụ ít hơn 10 điếu mỗi ngày – cho rằng thói quen của họ "có hại cho sức khỏe".

Hút thuốc có hại cho tim như thế nào?

Theo ông Steve Nissen, Chủ tịch phòng y học tim mạch tại Cleveland Clinic, Ohio, Mỹ, hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về tim mạch. "Rất nhiều người cho rằng hút thuốc gắn liền với ung thư phổi, nhưng thực sự thì tim cũng chịu ảnh hưởng và các bệnh về tim mạch mới là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất", ông giải thích.

Ví dụ, có một nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 số ca tử vong do CHD của những người hút thuốc là do thói quen của họ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc ảnh hưởng đến tim theo nhiều cách khác nhau. Những hóa chất có trong khói thuốc khiến các tế bào hình thành mạch máu bị sưng và viêm tấy, dẫn đến việc mạch máu bị thu hẹp. Các hóa chất này đồng thời còn làm hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch và động mạch. Cả hai điều này đều có thể khiến những người hút thuốc đau tim hoặc đột quỵ.


Không chỉ phổi, tim cũng là cơ quan bị ảnh hưởng bởi các tác hại của thuốc lá.

Ngoài ra, ông Hackshaw cũng cho biết rằng những di chứng do việc hút thuốc để lại thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau một vài năm. Tuy nhiên, đây cũng là một tin tốt cho những người hút thuốc, vì điều này cũng có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ cũng sẽ giảm một cách nhanh chóng, một khi họ bỏ hút thuốc lá. Theo CDC, ngay cả những người hút thuốc trong thời gian dài cũng sẽ thấy được sự cải thiện nhanh chóng về sức khỏe. Trong một năm, tỉ lệ bị đau tim giảm rất đáng kể; trong năm năm, đa số người hút thuốc giảm tỉ lệ bị đột quỵ xuống còn tương đương với người không hút thuốc.

Loại bỏ thói quen có hại

Nếu bạn muốn bỏ hẳn thuốc lá, việc dần dần giảm lượng thuốc tiêu thụ mỗi ngày sẽ rất hữu ích. Trên thực tế, việc cai thuốc ngay lập tức tỏ ra rất kém hiệu quả: chỉ có khoảng 3-6% số người hút thuốc bỏ ngay lập tức vẫn còn duy trì được sau một năm.

Ông Albert Rizzo, cố vấn y học cấp cao của Hiệp hội Bệnh phổi Mỹ cho biết, mọi người nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để cai thuốc, như giảm số lượng thuốc hút, đến các buổi tư vấn sức khỏe, tìm các sự lựa chọn thay thế cho nicotin và uống thuốc hỗ trợ được các bác sĩ kê đơn. Bạn hút thuốc càng ít, việc cai thuốc càng trở nên dễ dàng hơn. "Khi bạn giảm xuống chỉ còn một điếu thuốc mỗi ngày, đây là sự đấu tranh giữa bạn và thói quen xấu của mình, chứ không phải là vì nghiện chất nicotin. Lượng nicotin được tiêu thụ ở thời điểm đó là quá thấp", ông nói.

Để phá bỏ hoàn toàn thói quen này, bạn có thể tìm những việc khác thay thế cho hành vi "đưa tay lên miệng" khi thèm thuốc như ngậm tăm hoặc ngậm một thanh kẹo mút chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể khiến bản thân quên đi cơn thèm bằng các hoạt động như đi dạo, tán gẫu với bạn bè hay đọc báo. Để có thêm sự giúp đỡ trong việc cai thuốc, Hiệp hội Bệnh phổi Mỹ cung cấp rất nhiều thông tin hoàn toàn miễn phí tại trang tin Lung.org.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News