Tại sao khi chụp ảnh mắt của bạn lại "đỏ quạch" trông như "ma cà rồng"?
Mặc dù công nghệ hiện nay đã đơn giản hóa việc chụp những tấm ảnh nghệ thuật, nhưng hiệu ứng "mắt đỏ" vẫn là nguyên nhân làm hỏng nhiều bức hình tuyệt đẹp của bạn. Bright Side đã quyết định điều tra ra nguyên nhân gây ra hiệu ứng "kỳ lạ" này.
Trong môi trường ánh sáng (ambient light) thấp, bạn thường phải mở rộng mắt ra để cho ánh sáng có thể vào được. Khi ánh sáng đèn flash chiếu vào mắt, bạn sẽ không có đủ thời gian để nheo mắt lại. Vì vậy, số lượng ánh sáng mạnh từ đèn làm khung cảnh sáng lên và tác động trực tiếp tới cầu mắt, đi xuyên qua đồng tử tới các mạch máu nằm phía sau, phản chiếu những mạch máu đỏ trên màng mạch. Khi đèn flash ở camera sáng lên phản xạ mạch máu này khiến cho mắt chúng ta thường có hiện tượng "đỏ quạch" lên trong ảnh.
Ánh sáng tác động trực tiếp tới cầu mắt, đi xuyên qua đồng tử tới mạch máu nằm phía sau.
Lý do khiến mắt có màu đỏ, có lẽ là do bạn nhìn chằm chằm vào ống kính của máy ảnh. Bạn có thể loại bỏ hiệu ứng "mắt đỏ" bằng một cách đơn giản đó là tránh nhìn chằm chằm vào ống kính mà chỉ nhìn vào một bóng đèn gần đó trước khi chụp ảnh.
Để giảm hiệu ứng "mắt đỏ", hầu hết các máy chụp ảnh hiện đại thường cho đèn flash đằng trước nhấp nháy trước khi đèn flash chính thức nháy, để bạn có đủ thời gian nheo mắt lại và thích ứng với nó.
Để tránh hiệu ứng "mắt đỏ" bạn nên nhìn vào một bóng đèn gần đó trước khi chụp ảnh.
Cường độ phản chiếu ánh sáng của từng người là khác nhau, phụ thuộc vào kích thước, độ tuổi và màu mắt của từng cá nhân. Những người có làn da sáng cùng đôi mắt màu xanh dương hoặc xanh lá thường ít bị melanin (tế bào biểu bì tạo sắc tố), có thể thường xuyên bị hiệu ứng "mắt đỏ" khi chụp ảnh.
Các hiệu ứng chất lượng cao thường xuất hiện ở cả trên mắt người và mắt động vật.
Các hiệu ứng chất lượng cao thường xuất hiện ở cả trên mắt người và mắt động vật, đặc biệt là ở mắt của loài động vật ăn đêm - võng mạc có một lớp phản chiếu đặc biệt được gọi là lớp gương tapetum lucidum hoạt động như tấm gương đặt phía sau mắt. Lớp mô này giúp động vật có thể quan sát mọi vật rõ hơn vào ban đêm bằng các hành động như tấm phản quang (retroreflector), lấy ánh sáng phản xạ và trực tiếp phản chiếu nó quay trở lại theo hướng ban đầu.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những điều mà bạn không thể tin nổi là sự thật
Đôi khi có những điều hiển nhiên nhưng lại không ai có thể ngờ rằng nó là sự thật. Ở đây cũng vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 17 thông tin "không tưởng" sau.

7 con số ám ảnh đáng sợ trên khắp thế giới
Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử
Rồng là linh vật trong truyền thuyệt được coi là sản phẩm trong trí tưởng tượng của loài người. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sinh vật to lớn, biết bay,biết khạc ra lửa này.
