Tại sao không nên "giải cứu" hươu con nằm một mình?

Hươu con nằm cuộn tròn dưới gốc cây hoặc bụi rậm để ẩn nấp và rất có thể hươu mẹ cũng ở gần đó.

Khi đi dạo ở nơi hươu sinh sống, người dân có thể bắt gặp những con hươu non nằm cuộn tròn một mình dưới gốc cây hoặc bụi rậm. Tuy nhiên, chúng thực chất không cần được giải cứu.

Hươu trưởng thành đã tìm ra một biện pháp khéo léo để đi kiếm ăn sau khi sinh. Thay vì để con non chưa vững chân làm chậm chuyến đi, chúng giấu con vào những nơi khó phát hiện.


Nếu trông thấy hươu con nằm một mình trong rừng, rất có thể mẹ nó cũng đang ở gần. (Ảnh: Rudmer Zwerver).

Hươu con cũng là những chuyên gia ẩn nấp. Con non của đa số loài hươu đều có các đốm trên lưng, mờ dần khi chúng trưởng thành. Đặc điểm này giúp chúng ngụy trang khi còn nhỏ. Trong khi hươu mẹ đi kiếm ăn, các con con sẽ nằm cuộn tròn bất động. Hươu sơ sinh thậm chí dành hơn 95% thời gian để ẩn náu theo cách này.

Với những loài thú lớn trên cạn, đây là một trong hai phương pháp thường gặp để giữ cho con non sống sót ngoài tự nhiên. Trong khi hươu là "kẻ ẩn nấp", một số động vật khác như bò rừng bison và cừu sừng lớn lại là "kẻ bám theo" - con non vừa chào đời ngay lập tức đứng dậy và đi theo mẹ khắp nơi. Hươu con bắt đầu cuộc sống theo cách thư thái hơn, chỉ đứng dậy để uống sữa mẹ trước khi hươu mẹ trở lại đồng cỏ kiếm ăn.

Việc tìm thấy hươu con nằm một mình trong rừng có thể khiến nhiều người lo sợ nó gặp rắc rối và tiến hành "giải cứu", nhưng đây là sai lầm lớn. Hươu mẹ ghi nhớ nơi giấu con và nếu chúng bị người mang đi thì có khả năng nó sẽ không thể tìm lại con. Việc đưa hươu con đi có thể làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của chúng. Bên cạnh đó, hươu cũng khó sống trong điều kiện nuôi nhốt.

Các cơ quan động vật hoang dã khuyến cáo không nên chạm vào hươu con ngoài tự nhiên vì chúng rất hiếm khi bị bỏ rơi và hươu mẹ thường chỉ ở cách đó không xa. Sự hiện diện của con người có thể ngăn cản nó quay lại.

Có một số trường hợp ngoại lệ như phát hiện hươu con bên cạnh mẹ đã chết, bị thương hoặc đang cố gắng lôi kéo sự chú ý và kêu lên đau đớn. Trong những trường hợp này, người phát hiện nên gọi cho cơ quan động vật hoang dã địa phương để được trợ giúp. Các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình và đưa ra những bước tiếp theo cần làm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tạo ra nguồn điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện lại không bị điện giật?

Tạo ra nguồn điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện lại không bị điện giật?

Lươn điện có thể phát ra nguồn điện lên tới hơn 800V, câu hỏi đặt ra là tại sao nguồn điện này không gây tổn thương cho chính lươn điện.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao con lười chậm chạp nhưng không bị tuyệt chủng?

Tại sao con lười chậm chạp nhưng không bị tuyệt chủng?

Loài lười tuy di chuyển chậm chạp nhưng sở hữu nhiều đặc điểm thích nghi độc đáo giúp chúng tồn tại và phát triển trong môi trường sống của mình, qua đó tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Sa mạc lạnh, ví dụ sa mạc Gobi, là những nơi ít mưa và có mức nhiệt thấp vào mùa đông do các đặc điểm địa lý.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tại sao kính nhìn về đêm luôn hiển thị màu xanh lá cây?

Tại sao kính nhìn về đêm luôn hiển thị màu xanh lá cây?

Kính nhìn về đêm thường khuếch đại mức độ ánh sáng cực nhỏ có sẵn vào ban đêm hoặc sử dụng nhiệt do các vật thể khác nhau tỏa ra để quan sát trong bóng tối.

Đăng ngày: 08/05/2025
Vì sao lợn rừng lông kim được coi là loài động vật có vú đặc biệt nhất trên Trái đất?

Vì sao lợn rừng lông kim được coi là loài động vật có vú đặc biệt nhất trên Trái đất?

Trong số rất nhiều loài động vật có vú kỳ lạ trên Trái Đất, có một sinh vật nổi bật như thể nó đến từ một thế giới bí ẩn khác, đó chính là loài lợn rừng lông kim (Peccary).

Đăng ngày: 08/05/2025
Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị

Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị "nuốt chửng" nếu một ngày nào đó Mặt trời hóa lỗ đen?

Theo tính toán của các nhà khoa học, giả thuyết đáng sợ có thể xảy ra.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợn rừng tràn ngập ở Bavaria, Đức nhưng vì sao không ai dám ăn thịt chúng?

Lợn rừng tràn ngập ở Bavaria, Đức nhưng vì sao không ai dám ăn thịt chúng?

Ở Bavaria, Đức, mỗi mùa săn, thợ săn đều vào rừng săn lợn rừng nhưng lợn rừng bị giết thường không ăn được hoặc không bán được vì hầu hết lợn rừng ở đó đều có nồng độ phóng xạ hạt nhân quá cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News