Tại sao không nên uống rượu khi bụng đói?
Rượu là đồ uống được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Cả khi vui lẫn khi buồn, chúng ta thường tìm đến rượu để chia vui hoặc giải sầu. Ai cũng biết rượu có hại cho sức khỏe nhưng ít ai biết cách uống rượu để hạn chế những tác hại của nó.
Phần lớn rượu được hấp thụ ở ruột non khi chúng ta uống vào, và nếu uống rượu lúc đói, ruột non sẽ hấp thụ trực tiếp rượu vào máu. Nếu bạn đã ăn trước khi uống rượu, đồ ăn sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ rượu, có thể hạn chế được nhưng cơn say cũng như các tác dụng phụ.
Có lẽ một vài lần trong đời bạn đã từng được nghe "Đừng bao giờ uống khi bụng đói” nhưng rất nhiều người không hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn.
Hệ tiêu hóa của chúng ta hấp thụ rượu như thế nào?
Rượu chúng ta uống là một chất lỏng có tên etanol hoặc là rượu etylic được sử dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học. Các phân tử rượu dễ dàng hòa tan trong các dung môi như nước, axeton và máu. Khi uống rượu, một lượng nhỏ đầu tiên sẽ được hấp thụ trong khoang miệng, tiếp theo là dạ dày nhưng phần lớn rượu sẽ được hấp thụ bởi ruột non.
Công thức đường liên kết của etanol
Nồng độ cồn ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều giống như trong máu của chúng ta. Tuy nhiên ở bộ phận gan có chút khác biệt, gan chính là nơi chuyển hóa rượu, đồng thời cũng hấp thụ thêm một phần rượu trực tiếp từ ruột. Ngoài ra, các cơ quan chứa lượng máu dồi dào như não bộ hay phổi cũng góp phần khuếch tán rượu nhanh hơn.
Quá trình chuyển hóa rượu
Khi chúng ta uống rượu xong, cơ thể bạn sẽ có mùi hôi gây khó chịu cho người bên cạnh, điều này được khoa học giải thích là do khoảng 10% tổng lượng rượu được tiêu thụ qua tuyến mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, đó là lúc cơ thể bạn đang "giải phóng" rượu ra khỏi cơ thể. Lúc đó có thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình ấm hơn khi uống rượu và thậm chí còn bị đổ mồ hôi. Gan của bạn chính là "vị cứu tinh" với chứng năng giống như một chiếc máy thải độc, có thể tiêu thụ đến 90% lượng rượu còn lại. Enzyme alcohol dehydrogenase có trong gan sẽ chuyển hóa rượu thành các chất hóa học khác, chúng sẽ được phân hủy tạo ra carbon dioxide và nước, sau đó được đào thải ra ngoài.
Uống rượu đồng nghĩa với việc thận của bạn phải tăng "công suất làm việc" để đào thải các sản phẩm phụ
Ngoài ra, rượu cũng được coi như một loại "thuốc lợi tiểu". Khi uống rượu vào, bạn có thể đi nhiều hơn vì lúc đó thận hoạt động mạnh hơn. Uống rượu đồng nghĩa với việc thận của bạn phải tăng "công suất làm việc" để đào thải các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa rượu khỏi cơ thể.
Rượu sẽ được hấp thụ nhanh nhất khi uống vào lúc đói
Tốc độ hấp thụ rượu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ giới tính, độ tuổi và cả "tửu lượng" - khả năng chịu đựng rượu của mỗi người. Tuy nhiên rượu sẽ được hấp thụ vào cơ thể nhanh nhất nếu chúng ta uống nó vào lúc đói. Nồng độ cồn trong máu sẽ đạt đỉnh vào khoảng sau 1h từ khi chúng ta uống rượu vào lúc bụng rỗng, cao hơn mức bình thường khoảng 20-30%. Những loại đồ uống có ga từ nước ngọt, soda đến rượu sâm banh hoặc rượu whisky đều làm tăng nồng độ cồn của cơ thể.
Ngược lại, nếu trong bụng bạn đã có thức ăn, tốc độ hấp thụ rượu sẽ bị chậm lại, ít hơn khoảng 25% so với mức tăng khi uống lúc bụng đói. Cơ thể chứa carbohydrate hay các thực phẩm khác sẽ làm chậm tốc độ rượu được hấp thụ vào máu, nó được hiểu là sự tập trung của hệ thống hấp thụ của cơ thể được phân chia giữa rượu và thức ăn.
Uống khi bụng đói có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và ảnh hưởng đến cơ thể
Rượu sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ.
Không chỉ khiến bạn nhanh say, rượu sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ, ý thức và khả năng di chuyển, giữ thăng bằng của cơ thể nếu bạn uống lúc đói. Ngoài ra, bạn sẽ nhanh chóng được "đón nhận" những trận nôn mửa, cảm giác buồn nôn rất trầm trọng, đau đầu, chóng mặt rất khó chịu, kéo theo trạng thái "nôn nao" trong cơ thể sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn còn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc (đừng hiểu nhầm với việc mê man do say), nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, lúc nào cũng cảm thấy khát nước "khô cả họng".
Làm gì khi được mời rượu khi bụng đang đói?
Đừng vội "chén chú chén anh" khi chưa ăn gì, hãy ăn thứ gì đó trước khi nhấp ngụm rượu đầu tiên, hoặc ít ra là ăn và uống đồng thời. Tốt nhất hãy ăn các thức ăn giàu carbohydrate, như cơm hay các loại ngũ cốc để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống rượu.
Hãy lấp đầy cái dạ dày của bạn trước khi uống rượu.
Tuy nhiên nếu bạn không thấy thứ gì đó để ăn, hãy pha loãng đồ uống của bạn, chẳng hạn như nước lọc hoặc nước trái cây. Cách khác là hãy uống từng chút một để cơ thể thích nghi dần và hấp thụ rượu với liều lượng ít, hạn chế những ảnh hưởng xấu.
Tiếp nối câu nói mà chúng tôi đã đề cập đề đầu bài viết: Đừng bao giờ uống khi bụng đói là Hãy lấp đầy cái dạ dày của bạn trước khi uống rượu. Đó là cách để cơ thể bạn có thời gian chuẩn bị trước khi làm những công việc "nặng nhọc" hơn so với thường ngày. Điều thú vị là rượu sẽ là thức uống giúp bạn sảng khoáng nếu được uống cùng với bữa ăn ngon hay khi đã pha loãng. Đó là những gì tốt nhất bạn có thể làm cho cơ thể của mình.
- Sốc với kho trang sức 45.000 năm y hệt hiện đại, nhưng của loài người khác
- "Mổ xẻ" ụ đất dưới đáy biển sâu 4000m, chuyên gia kinh ngạc vì thứ đắt giá bên trong
- Liệu Trái đất có phải là một hành tinh "đột biến"?