Tại sao lễ Giáng sinh được gọi là Noel, Noel có nghĩa là gì?

Người Việt Nam thường dùng từ "Noel" để nói về ngày Thiên Chúa giáng sinh; cách gọi này có từ thời Pháp thuộc, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp - Noël.

Noel có nghĩa là gì?

Tên gọi Noel được cho là xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái cổ có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthew.

Có ý kiến cho rằng từ Noël, hay dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis có nghĩa là ngày sinh, dùng để chỉ ngày Thiên Chúa giáng sinh.

Có người cho rằng, Noël có nguồn gốc từ "nouvelles", tiếng Pháp có nghĩa là tin tức mới. Từ gốc tiếng Anh của nó là "nowel", có nghĩa “thanh âm của niềm vui”. “Noel” đại diện cho tin mừng Chúa Jesus đến thế gian để tha thứ và cứu rỗi nhân loại.


Nhiều người không biết từ "Noel" có nghĩa là gì.

Từ Noel được sử dụng phổ biến vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các bài hát mừng Giáng sinh bằng tiếng Pháp và tiếng Anh sử dụng từ này khi đề cập đến sự ra đời của Chúa Kitô.

Christmas có nghĩa là gì?

Ngày lễ Giáng sinh trong tiếng Anh được gọi là Christmas. Trong đó, "Christ" là tước hiệu của Chúa Jesus, bắt nguồn từ "Χριστός" (đọc là Khristós) trong tiếng Hy Lạp, phiên âm Việt là "Ki-tô" hoặc "Cơ-đốc", có nghĩa là đấng được xức dầu.

Còn "mas" có nghĩa là thánh lễ. Do đó, Christmas có nghĩa gốc là ngày thánh lễ của Đức Kitô.

Khi viết, nhiều người dùng Xmas thay cho Christmas, nghĩa là "Christ" được thay thế bằng chữ X. Nguyên nhân cũng vì từ Christ trong tiếng Anh có nguồn gốc từ "Χριστός" trong tiếng Hy Lạp. Viết Xmas thực ra là viết tắt, nhưng sử dụng phụ âm đầu của từ Christ trong tiếng Hy Lạp.


Đến thế kỷ 15, ký hiệu Xmas được sử dụng rộng rãi thay cho Christmas.

Các học giả chưa khẳng định cách viết Xmas được áp dụng từ bao giờ. Các tài liệu cho thấy, cụm từ này bắt đầu phổ biến từ thế kỷ đầu Công nguyên, có nhà nghiên cứu cho rằng nó phổ biến từ thế kỷ 13.

Đến thế kỷ 15, ký hiệu Xmas được sử dụng rộng rãi thay cho Christmas. Sau khi máy in ra đời vào năm 1436, nhà thờ Công giáo dùng nó để in tài liệu, sách thần học. Chi phí in rất đắt nên để tiết kiệm, người ta cố gắng viết gọn, và từ Xmas được dùng thay thế cho Christmas trong các bản in.

Sau khi Xmas xuất hiện trong các văn bản tôn giáo chính thống, cách viết này càng được phổ biến rộng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News