Tại sao loài gà lại nhìn kém trong bóng tối?
Thị giác là giác quan phát triển nhất ở loài gà. Điều này là do mắt của gà được thiết kế để nhìn rõ các đối tượng di chuyển nhanh, đặc biệt là khi chúng đang di chuyển trong không gian mở, nhưng tầm nhìn của chúng trong bóng tối lại cực kỳ kém.
Đa số các loài động vật có xương sống hay có vú, võng mạc của chúng chứa các tế bào cảm quang hình nón (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn ban ngày) và hình que (hỗ trợ tầm nhìn ban đêm).
Tế bào hình nón chiếm khoảng 5% tổng số tế bào cảm quang ở mắt người, 3% đối với loài chuột và chúng chiếm số lượng nhiều hơn tế bào hình que ở các loài chim, trong đó có gà.
Trong võng mạc gà chứa các tế bào cảm quang giống như con người hay các loài động vật khác, chúng chịu trách nhiệm cho tầm nhìn ban ngày và đêm .(Ảnh minh họa: Petkeen).
Do đó, loài gà không thể nhìn rõ trong bóng tối, do chúng không có đủ cảm quang hình que.
Loài gà có tỷ lệ tế bào hình nón trên que là 3/2, trong khi ở người, tỷ lệ trên là 1/20. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhìn tốt hơn gà vào ban đêm.
Các nhà khoa học tin rằng, tổ tiên của động vật có vú đã phát triển một hệ thống thị giác tiên tiến, nhưng đã bị mất một phần cảm quang trong quá trình tiến hóa. Nhiều khả năng, nó xảy ra trong thời kỳ sống về đêm của các loài vật này.
Cuộc sống về đêm của động vật đã kìm hãm sự phát triển về nhận biết màu sắc và thị lực, cuối cùng dẫn đến mất đi một phần các cảm quang nón.
Nhưng đối loài chim (tổ tiên của gà) chúng đã phát triển theo hướng ngược lại, do chúng không có cuộc sống về đêm, vì thế trong quá trình tiến hóa đã bị mất đi một phần cảm quang que (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn ban đêm).
Gà có thể nhìn thấy màu sắc không?
Trong võng mạc của gà có 4 loại tế bào nón thay vì 3 loại giống mắt người. Do đó, loài gà cũng nhìn thấy những màu sắc khác nhau.
Đặc biệt, gà có một loại tế bào nón nhạy cảm với tia cực tím (UV) giúp gà có thể phân biệt thêm được số lượng màu sắc.
Một con gà mái có thể sử dụng cảm quang này để phát hiện con gà con nào khỏe mạnh nhờ bộ lông phản xạ với tia cực tím, giúp chúng nhận biết được đứa con nào yếu hơn để ưu tiên chăm sóc.
Một sự thật thú vị là nếu chúng ta đã từng để ý gà đi bộ, bạn có thể nhận thấy rằng cái đầu của chúng đung đưa theo chuyển động giống với con lắc.
Trên thực tế, để nhìn rõ đường đi khi di chuyển, gà phải giữ đầu cố định càng lâu càng tốt, việc đung đưa đầu theo nhịp của gà gọi là phản xạ quang động học (Optokinetic) giúp cho chúng có thể nhận biết rõ đường đi.