Tại sao muối lại có thể làm tan nước đá một cách nhanh chóng?

Trên thực tế, việc dùng muối để làm tan nước đá không chỉ xuất hiện trong những mẹo vặt đời sống hay các thí nghiệm vui tại nhà, mà hàng năm có đến hơn 20 triệu tấn muối vẫn được người dân,chính quyền ở các nước xứ lạnh sử dụng để “xử lý” đống băng tuyết làm cản trở cuộc sống của họ.


Muối có thể làm tan nước đóng băng hiệu quả.

Có nhiệt độ chỉ bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh nhưng tại sao muối lại có thể làm tan nước đã đóng băng hiệu quả đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế đóng băng của nước!


“Điểm đóng băng”, phần bề mặt của khối nước sẽ vẫn ở dạng lỏng.

Trên lý thuyết, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống 0 độ C thì nước sẽ bắt đầu quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Mức nhiệt này còn được gọi là “Điểm đóng băng”. “Điểm đóng băng”, phần bề mặt của khối nước sẽ vẫn ở dạng lỏng, trong khi phía dưới đã chuyển thành dạng rắn. Toàn bộ khối nước sẽ đóng băng hoàn toàn khi nhiệt độ hạ thấp hơn nữa. Ngược lại, nếu môi trường ấm lên, nó lại chuyển dần về thể lỏng.

Quay trở lại vấn đề nêu ra ở đầu bài, khi chúng ta bổ sung một hợp chất ion là muối lên khối băng, các phân tử nước và muối sẽ có sự tương tác lẫn nhau. Hệ quả là “Điểm đóng băng” của nước bây giờ không còn là 0 độ C nữa, mà sẽ bị hạ xuống thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cần một nhiệt độ dưới 0 độ C để giữ nước ở thể rắn. Bề mặt của phần băng là nơi tiếp xúc trực tiếp với muối nên nhiệt độ của “Điểm đóng băng” đương nhiên bị đẩy xuống thấp nhất. Do đó, phần này sẽ bị tan ra trước tiên.


Bề mặt của phần băng là nơi tiếp xúc trực tiếp với muối nên phần này sẽ bị tan ra trước tiên.

Sự tương tác đặc biệt giữa muối và nước kể trên cũng có thể dễ dàng quan sát thấy ở hai cực của Trái đất. Tại những khu vực này, dù nhiệt độ môi trường có xuống tới âm vài chục độ C nhưng chỉ có một bộ phận nước biển bề mặt bị đóng băng, trong khi đa phần vẫn duy trì ở thể lỏng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/07/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News