Tại sao Mỹ chịu nhiều lốc xoáy nhất thế giới?

Mỹ có thể trải qua số lượng lốc xoáy nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới do vị trí địa lý và địa hình mặt đất.

Nghiên cứu gần đây trên tạp chí Earth, Atmospheric and Planetary Sciences phát hiện bề mặt phẳng nhẵn giống đại dương có thể lý giải tại sao nước Mỹ có nhiều lốc xoáy nhất thế giới, Newsweek hôm 20/6 đưa tin.


Mỹ chịu hơn 1.200 trận lốc xoáy/năm, nhiều gấp 3 - 4 lần các nước khác trên thế giới gộp lại. (Ảnh: Business Insider).

Vòi rồng có thể hình thành qua bất kỳ loại giông bão nghiêm trọng nào, dù phần lớn là kết quả của bão supercell (một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét). Bão supercell là hệ thống dữ dội xoay tròn trên cao và kéo dài. Trong loại bão này, vòi rồng có thể hình thành theo hướng từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.

Trung tâm Bắc Mỹ là điểm nóng toàn cầu về vòi rồng. Đó là do sự kết hợp của dãy Rocky ở phía tây và luồng khí nóng ẩm từ vịnh Mexico tạo thành bố trí địa lý lý tưởng cho cơn giông bão cực mạnh, qua đó sinh ra vòi rồng. Nam Mỹ cũng có điều kiện tương tự với dãy Andes ở phía tây và không khí nóng ẩm từ lưu vực Amazon hướng về phía bắc. Tuy nhiên, dù thường xuyên có những cơn giông bão lớn, Nam Mỹ trải qua ít trận lốc xoáy hơn hẳn.

Nhà nghiên cứu Funing Li ở Viện Công nghệ Massachusetts và cộng sự tìm hiểu độ gồ ghề của mặt đất ở những khu vực ở phía trên điểm nóng giông bão ảnh hưởng tới nguy cơ vòi rồng như thế nào. Họ sử dụng mô hình khí hậu toàn cầu để mô phỏng các điều kiện bề mặt khác nhau, như vùng gần xích đạo thuộc điểm nóng giông bão ở Nam Mỹ. Nhóm nghiên cứu lập mô hình bề mặt trơn nhẵn giống đại dương và nhận thấy khả năng xuất hiện vòi rồng gia tăng. Ngược lại, tại khu vực có biệt danh Hành lang bão ở Bắc Mỹ, họ mô phỏng bề mặt gồ ghề giống rừng rậm và nhận thấy nguy cơ vòi rồng giảm đi.

Nghiên cứu mới chỉ ra sự trơn nhẵn và bằng phẳng của mặt đất ở vùng thượng nguồn là yếu tố chủ chốt dẫn tới hình thành lốc xoáy. Điều này có thể giải thích tại sao Mỹ là một trong những nước ghi nhận nhiều lốc xoáy nhất thế giới. Việc hiểu rõ tại sao các điểm nóng vòi rồng ra đời rất cần thiết nhằm dự đoán chúng thay đổi như thế nào do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu trước đây phát hiện khí hậu ấm lên khiến những điều kiện lý tưởng cho mưa bão cực đoan càng thêm trầm trọng. Tuy nhiên, vòi rồng rất khó dự đoán, có nghĩa còn nhiều điều chưa chắc chắn về yếu tố tác động tới chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News