Tại sao người già hay mắc chứng sợ độ cao?
Khoảng 1/10 số người trưởng thành được cho là mắc một chứng sợ hãi nào đó - sự sợ hãi bất thường đối với một vật thể (sợ nhện, sợ máu,...), tình huống (sợ đến nha sĩ, sợ phát biểu trước đám đông, ...) hoặc cảm giác (sợ xấu,..) nhất định nào đó.
Theo Paul Blenkiron, chuyên gia tư vấn tâm thần học tại Bệnh viện Park Hospital kiêm phát ngôn viên cho trường Cao đẳng thầy thuốc tâm thần Hoàng gia Anh, những chứng sợ hãi này thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 - 25.
"Nhiều trẻ em cũng có các nỗi sợ hãi, nhưng thoát khỏi chúng khi lớn lên. Chúng tôi không coi đó là một chứng sợ hãi ở giai đoạn này. Nếu nỗi sợ hãi tiếp tục ám ảnh chúng đến giai đoạn trưởng thành, nó là một chứng sợ hãi và có thể tiếp diễn suốt đời", ông Blenkiron giải thích.
Chứng sợ độ cao trở nên trầm trọng hơn theo tuổi tác.
Tuy nhiên, chứng sợ độ cao lại thường khởi phát về sau trong cuộc đời người. Kevin Gournay, giáo sư danh dự tại Viện Tâm thần học thuộc trường King's College London (Anh), cho biết, thực tế này chủ yếu do cảm giác của chúng ta về sự thăng bằng. Cụ thể là, khi con người già đi, cơ quan phụ trách cảm giác về thăng bằng có xu hướng suy thoái và chủ nhân nhiều khả năng cảm thấy dễ bị tổn thương về thể chất hơn.
Những người trưởng thành lớn tuổi hơn cũng có xu hướng đang là chỗ dựa của các người khác. Và điều này có thể khiến họ lo lắng hơn về nguy cơ gục ngã. Những lo lắng như vậy có thể thúc đẩy chứng sợ hãi độ cao.
Giáo sư Gournay nói thêm rằng, trong khi chứng sợ độ cao trở nên trầm trọng hơn theo tuổi tác, thì các chứng sợ khác diễn ra theo chiều hướng ngược lại, ít nghiêm trọng hơn. Điều này là do khi già đi, chúng ta sản sinh ra ít hormone quyết định việc "đương đầu hay bỏ chạy" adrenaline hơn. Chính adrenaline là thủ phạm khiến tim chúng ta đập thình thịch và cảm thấy hoa mắt, chóng mắt khi đối diện với thứ gì đó mà mình sợ. Sự suy giảm adrenaline khiến nhiều chứng sợ hãi giảm bớt. Chúng ta có thể vẫn còn nỗi sợ hãi, nhưng sẽ không còn cảm giác mạnh mẽ như lúc trẻ hơn.
Các chuyên gia nhấn mạnh, chìa khóa để vượt qua một chứng sợ hãi là đối mặt với nó. Nói một cách khác, cách chữa trị chứng sợ hãi tốt nhất là liệu pháp đương đầu, thay vì dùng thuốc. Chẳng hạn như, với chứng sợ độ cao, cách chữa trị tối ưu và không đắt đỏ là bạn tới một trung tâm thương mại nhiều tầng. Bạn đi dần lên trên thêm từng tầng một, mỗi khi cảm thấy ổn ở một tầng nhất định nào đó.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm
Theo quan niệm người Việt, đầu năm nếu ăn những món dưới đây sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?
