Tại sao người Mỹ, châu Âu kì thị việc đeo khẩu trang?
Khẩu trang đã trở thành biểu tượng mới, một item không thể thiếu, của thời đại chúng ta.
Lý do người Mỹ và người châu Âu không đeo khẩu trang
Nếu hiện tại - trong sự lan rộng của virus corona - có một biểu tượng của hỗn loạn và sợ hãi, thông tin sai lệch và lo lắng, thì đích thị là khẩu trang. Khi lịch sử ngoái nhìn đại dịch năm 2020, những hình chữ nhật màu trắng hoặc xanh da trời che miệng và mũi, biến mọi người thành những chú bồ nông đeo khẩu trang, sẽ là những thứ còn đọng lại.
Khẩu trang bắt đầu xuất hiện gần như ngay sau khi dịch bệnh được xác định.
Khẩu trang bắt đầu xuất hiện gần như ngay sau khi dịch bệnh được xác định, đầu tiên ở châu Á - nơi khẩu trang vốn phổ biến từ trước, và sau đó ở châu Âu. Giờ đây chúng có mặt ở khắp nơi. Thậm chí giờ đây, ở nhiều nơi người ta còn giành giật, tranh cướp khẩu trang vì mặt hàng này đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Hiện tại, hình người đeo khẩu trang hầu như là ảnh minh họa trong mọi bài báo về virus, trên các trang nhất cũng như mạng xã hội. Vì rốt cuộc, bệnh truyền nhiễm bản thân nó vô hình: nó là các vi sinh vật bám trên bề mặt cứng, do những người nhiễm bệnh truyền qua không khí từ giọt bắn của họ. Chúng ta không thể nhìn thấy chúng.
Khẩu trang trở thành hình ảnh đại diện cho virus, thậm chí còn hơn cả nước rửa tay khử trùng. Nó biểu tượng cho nỗi sợ hãi mơ hồ, mong muốn lẩn tránh, bất lực trong việc bảo vệ bản thân và khao khát làm điều gì đó để không trở nên thụ động.
Khẩu trang thậm chí còn hơn cả nước rửa tay khử trùng.
Kể từ khi được sáng tạo vào giữa những năm 1890, khẩu trang đã chiếm một vai trò “ngoại cỡ” trong nhiều nền văn hóa và các hình thức giao tiếp bất thành văn của chúng ta. Khẩu trang có lịch sử và những câu chuyện riêng của mình.
Nó đại diện cho tính an toàn và bảo vệ khỏi bệnh tật và ô nhiễm; tình đoàn kết; sự phản đối; phân biệt chủng tộc; xu hướng thời trang; và bây giờ, đại dịch. Theo Christos Lynteris, nhà nhân chủng học y tế tại Đại học St. Andrew ở Scotland: "khẩu trang là dấu hiệu của một thứ gì đó “để che giấu nhưng cũng để giao tiếp”. Nó là “một phép biện chứng thú vị, và rất phụ thuộc vào bối cảnh”, ông nói.
Làm thế nào một thứ có vẻ bình thường và đơn giản như khẩu trang lại mang nhiều ý nghĩa như vậy?
Lược sử khẩu trang
Trong quyển “Lịch sử khẩu trang: Huyền thoại, khẩu trang, đàn ông và phụ nữ đằng sau chúng” của John L. Spooner, khẩu trang xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, và được các bác sĩ sử dụng như một biện pháp bảo vệ trong khi phẫu thuật để ngăn chặn vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào vết thương hở.
Sau đó, vào năm 1910, chính quyền Trung Quốc dùng chúng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch hạch thể phổi - và ông Lynteris nói, khẩu trang đã trở thành “biểu tượng của y học hiện đại”. Chúng có chức năng kép - ngăn chặn vi trùng và biến con người thành những công dân có tư duy khoa học.
Khẩu trang xuất hiện vào cuối thế kỷ 19.
Tám năm sau, chúng trở thành hiện tượng toàn cầu khi được sử dụng rộng rãi để chống lại bệnh cúm Tây Ban Nha.
“Bạn có thể thấy khẩu trang xuất hiện trong các bức vẽ những người ăn diện sành điệu. Khẩu trang được chấp nhận phổ biến như một phần của cuộc sống. Mặc dù việc sử dụng khẩu trang đã giảm thiểu sau Thế chiến thứ nhất, chúng vẫn phổ biến ở Trung Quốc. Tại đây, khẩu trang tượng trưng cho sự chăm sóc cộng đồng và ý thức công dân, “chúng xuất hiện ngay cả trong các chiến dịch y tế công cộng của nước này”", ông Lynteris nói.
Đại dịch SARS, bắt đầu từ năm 2002, dẫn đến sự hồi sinh của khẩu trang ở Trung Quốc, Hồng Kông và hầu hết các nước Đông Á và Đông Nam Á, cũng như trong tâm trí cộng đồng, như một dấu hiệu của “nhận thức về sức khỏe và nghĩa vụ công dân”. Đeo khẩu trang để tránh hắt hơi vào người bên cạnh là phép lịch sự tối thiểu.
Đồng thời, khi suy thoái môi trường, ô nhiễm và chất lượng không khí giảm trở thành chủ đề được bàn tán nhiều, khẩu trang đóng một vai trò khác: bộ lọc không khí ở các trung tâm đô thị và thứ báo hiệu khủng hoảng khí hậu - không chỉ ở các thành phố như Mumbai, Bắc Kinh, Tokyo, Thành phố Mexico, mà gần đây hơn, trong vụ cháy rừng ở Úc.
Thời trang và Chính trị
Nhãn hàng thời trang Little Wonder từng lưu ý - khi nói đến các sản phẩm mang tính nhận dạng, thời trang luôn luôn bắt được cơ hội và trỗi dậy để đáp ứng thị trường.
Đeo khẩu trang lên sàn diễn thời trang.
Tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc năm 2014, trong Bộ sưu tập thời trang thể thao của mình, Qiaodan Yin Peng đem khẩu trang lên sàn diễn. Masha Ma, một nhà thiết kế Trung Quốc đã giới thiệu khẩu trang đính đá Swarovski trong buổi trình diễn mùa xuân 2015 tại Paris.
Hai rapper nổi tiếng người Mỹ Ayleo và Mateo Bowles (Ayo & Teo) xem khẩu trang như một cách thể hiện - hay thách thức - bản sắc sáng tạo. Họ bắt đầu đeo khẩu trang khi mọi người chế nhạo nét mặt họ, nhưng chúng nhanh chóng trở thành phụ kiện đặc trưng của hai nghệ sĩ này.
Nghệ sĩ Future và con gái ông đã đeo khẩu trang đính đá quý công phu đến lễ trao giải BET 2017 (giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các nghệ sỹ người Mỹ gốc Phi và các nhóm thiểu số khác) như một cách quảng bá cho ca khúc Mask Off của mình. Zoe Dupree, nhà tạo mẫu cho Young Thug (rapper, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ) đặt tên cho phong cách này là “thời trang cao cấp chống khói bụi”.
Khẩu trang cũng được phát tại các buổi trình diễn thời trang.
Ba năm qua, các thương hiệu như Off-White, Palm Angels, Bathing Ape và Fendi đã tung ra các sản phẩm khẩu trang thiết kế. Gucci đã làm riêng cho Billie Eilish (ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ) một chiếc khẩu trang để “ton sur ton” với trang phục “toàn Gucci” cô diện trong lễ Grammys. Cách ăn mặc này là một phần thông điệp cô muốn nhắn gửi: cơ thể cô là của riêng cô, và chỉ dành cho mắt cô chiêm ngưỡng mà thôi.
Chưa đầy một tháng trước, những người nổi tiếng và người mẫu bắt đầu đăng ảnh tự sướng với khẩu trang lên mạng xã hội - nhiều nhất là chụp trên máy bay, nhưng cũng có chụp trên đường phố. Bức ảnh dưới là người mẫu người Mỹ Bella Hadid trên chuyến bay rời Milan, trong chiếc mũ fedora, khăn quàng cổ và khẩu trang. Và tiếp theo là diễn viên người Mỹ Gwyneth Paltrow trên đường đến Paris trong chiếc khẩu trang màu đen hiệu Nemen x Airinum.
Khẩu trang cũng được phát tại các buổi trình diễn thời trang. Đôi khi có khách đeo khẩu trang được thiết kế đặc biệt. Có người ở Chanel đeo khẩu trang với hoa trà ở trên. Còn ở Fendi (nhãn hiệu thời trang cao cấp chuyên đồ may mặc, da thuộc, giày dép, nước hoa và các phụ kiện của Ý) nhân viên đeo khẩu trang có logo hai chữ F của nhãn hàng.
Hiện tại có rất nhiều trang web bán khẩu trang trên mạng. Hầu hết chúng đều là những mảnh vải có dây đai đơn giản, được trang trí với chó con, Wonder Woman, Star Wars, cầu vồng và những thiết kế khác; có giá dao động từ 6.99 đô la đến khoảng 40 đô la. Chúng trở nên phổ biến đến nỗi vào năm 2019, NSS - tạp chí kỹ thuật số của Ý, đã mô tả chúng là “phụ kiện ai cũng muốn sở hữu trong thế kỉ 21 - tính về độ tiện dụng và cá tính.”
Gần đây, trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, khẩu trang (và đặc biệt là khẩu trang đen) được đeo như một tuyên bố chính trị và là thứ để ngụy trang khỏi tai mắt của các máy quay giám sát. Chúng trở nên phổ biến đến độ chính phủ đã phải nỗ lực để cấm mọi người đeo, và động thái này ngay lập tức nâng khẩu trang lên thành biểu tượng của sự nổi dậy.
Trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, khẩu trang được đeo như một tuyên bố chính trị.
Nhưng vốn dĩ khẩu trang gắn chặt với văn hóa châu Á, nên chúng cũng trở thành một phương tiện của nạn phân biệt chủng tộc, đặc biệt là trong trò chơi đổ lỗi về cách coronavirus bùng phát - vốn được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc. (Thời báo New York cùng với các cơ quan tin tức khác bị cáo buộc khi sử dụng bức ảnh người châu Á đeo khẩu trang trong một bài báo về bùng phát dịch ở New York. Bức ảnh đã phải bị gỡ xuống.)
Hiện tại, “khẩu trang giống như là một chữ A màu đỏ” (từ tiểu thuyết “chữ A màu đỏ” của Nathaniel Hawthorne, kể về một phụ nữ trẻ đẹp bị buộc phải mang mẫu tự "A" màu đỏ thắm thêu trên ngực áo suốt đời vì bị khép vào tội ngoại tình) - phóng viên thời trang Connie Wang viết. Đối với người Mỹ và người châu Âu, khẩu trang có thể là dấu hiệu của sự khác người, khả năng phạm tội, cũng như một lời buộc tội ngầm.
Khẩu trang xung quanh chúng ta
Một phần vì chúng ta gán rất nhiều ý nghĩa cho khuôn mặt và biểu cảm con người, nên khi dùng khẩu trang để che mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu những gì trần trụi nhất, dễ nhận thấy nhất của bạn, che giấu đi một phần con người bạn. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và xa lánh cực kì đối với những người xung quanh.
Nhiều người luôn ra rả về việc đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và blah blah blah, nhưng miệng là một chỉ dấu quan trọng của cảm xúc. Đây là thứ giúp chúng ta một phần nào đó đọc được cảm xúc của người đối diện. Hành động che miệng đi tạo cảm giác như một lời quở trách.
Người dân đeo khẩu trang ở sân bay.
“Khẩu trang tạo ra rào cản giữa bạn và thế giới,” Marine Serre, một nhà thiết kế trẻ người Pháp, thường làm việc với các vấn đề môi trường và tạo ra sản phẩm từ đồ tái chế, nói. Cô bắt đầu cung cấp khẩu trang chống ô nhiễm vào năm 2019 vì cô đi xe đạp. “Nó bảo vệ bạn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể gần gũi với mọi người,” cô chia sẻ.
Khẩu trang mà cô Serre sản xuất - hợp tác với công ty Airinum của Thụy Điển được trưng bày trong Tuần lễ thời trang Paris vào cuối tháng 2. (Một số nhà sản xuất khẩu trang chuyên biệt đã xuất hiện trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm Vogmask ở San Francisco, Công ty khẩu trang Cambridge ở Anh và AusAir ở Úc.) Và mặc dù Serre không hề khuyến nghị sử dụng khẩu trang để chống virus, nhưng cô nhận thấy sự thay đổi công năng của chúng từ phía người dùng.
Lúc trước, khẩu trang khiến nhiều khán giả khó chịu, nhưng không phải lúc này, Serre nói. “Người dân xứ Wales ngày càng nhiệt tình với nó. Nhưng tôi không nghĩ đây là điều thật sự tích cực,” cô cho biết.
Đây là một bài toán khó. Bán khẩu trang với giá cao, như nhiều thương hiệu đang làm trong khủng hoảng, giống như hành động trục lợi. Chưa nói đến việc nó duy trì sự khác biệt giữa các tầng lớp. Ai có đủ khả năng chi tiền để mua “sự bảo vệ” này?
Đeo khẩu trang không phải là dấu hiệu của sợ hãi và khác biệt, mà là nét tương đồng của con người.
Và những thông điệp y tế về khẩu trang và coronavirus mới được đưa ra có thể được xem là truyền bá thông tin sai lệch, vì thực tế khẩu trang không phải là rào cản giữa những người khỏe mạnh và người bị bệnh.
Có lẽ lúc nào đó việc đeo khẩu trang của chúng ta sẽ đạt đến trạng thái như ở châu Á - đây là dấu hiệu của sự quan tâm và nghĩa cử hướng đến cộng đồng. Đeo khẩu trang không phải là dấu hiệu của sợ hãi và khác biệt, mà là nét tương đồng của con người. Nhưng cũng có lẽ khẩu trang vẫn là một chủ đề khó chịu trong xã hội của chúng ta.
Dù như thế nào, khẩu trang là điều hiển nhiên, giống như bộ lạc mà nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss miêu tả trong cuốn sách “The Way of the Masks” - chúng sẽ tiếp tục đan chéo với những huyền thoại mà chúng ta viết để giải thích về lịch sử của chính mình.
Và dù bằng cách nào, chúng cũng sẽ không biến mất. Như ông Lynteris đã chỉ ra: “Bây giờ rất khó để mua được khẩu trang.” Và khi thứ gì trở nên khan hiếm, chúng cũng biến thành đối tượng được thèm khát.
- Cách đeo khẩu trang y tế chuẩn nhất phòng viêm phổi Vũ Hán
- Phải làm gì khi trẻ không chịu đeo khẩu trang khi dịch COVID-19 vẫn chưa dứt hẳn?
- Cách đeo khẩu trang không bị mờ kính
- Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có ảnh hưởng da?