Tại sao người Mỹ mất 1 giờ quý báu trong tháng 3?

Vào ngày chủ nhật (9/3), hầu hết người Mỹ đều mất 1 giờ cuối tuần quý báu do điều chỉnh đồng hồ theo giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Saving Time - DST). Ngoại trừ những người sống ở tiểu bang Arizona và Hawaii, việc điều chỉnh đồng hồ tăng thêm 1 tiếng vào tháng 3 (mùa xuân) cũng như lùi lại 1 tiếng vào tháng 11 (mùa thu) là nghi thức bắt buộc ở Mỹ. Tại sao lại như vậy?

Benjamin Franklin (1706 - 1790), một trong những người sáng lập liên bang Mỹ, là người đầu tiên nảy ra ý tưởng điều chỉnh lại đồng hồ vào mùa hè để bảo tồn năng lượng và tận dụng ánh sáng ban ngày kéo dài hơn vào buổi tối. Tuy nhiên, mãi tới hơn một thế kỷ sau, nghi thức này mới bắt đầu được thực hiện.

Tháng 5/1916, khi các cuộc giao tranh trở nên ác liệt trong Thế chiến thứ nhất, Đức đã thiết lập giờ DST trong một nỗ lực nhằm bảo tồn nhiên liệu cho chiến tranh. Phần còn lại của châu Âu cũng học theo cách này, và giờ DST cuối cùng được Mỹ thực hiện vào năm 1918.

Tại sao người Mỹ mất 1 giờ quý báu trong tháng 3?

Tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson (1856 - 1924) muốn duy trì giờ DST ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng ý tưởng này gây ra tranh cãi, đặc biệt ở những người nông dân Mỹ. Họ nói rằng, việc điều chỉnh thời gian làm lệch thời gian biểu hoạt động của họ, vốn đang chịu ảnh hưởng của chu kỳ tự nhiên của mặt trời. Do đó, giờ DST đã bị bãi bỏ sau chiến tranh.

Tuy nhiên, trong Thế chiến thứ hai, giờ DST được tái áp dụng nhằm cắt giảm điện tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng cho chiến tranh. Vào ngày 9/2/1942, gần 2 tháng sau khi quân Nhật tấn công Trân Châu cảng, Tổng thống thứ 32 của Mỹ Franklin Roosevelt (1882 - 1945) đã thiết lập giờ DST cả năm và nó thường được gọi là "giờ thời chiến".

Sau chiến tranh, các tiểu bang của Mỹ được trao quyền lựa chọn liệu có muốn tiếp tục thực hiện giờ DST hay không. Tuy nhiên, hệ thống tùy chọn này rốt cuộc đã dẫn tới sự rối loạn và nhầm lẫn diện rộng, với nhiều thành phố láng giềng hoạt động theo các múi giờ khác nhau.

Năm 1966, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật Thời gian thống nhất để thiết lập trật tự. Luật liên bang quy định rằng, nếu các tiểu bang đã chọn tiến hành giờ DST, họ sẽ phải tuân theo một nghi thức thống nhất: giờ DST sẽ bắt đầu vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 và kết thúc vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 10.

Năm 2007, Đạo luật Chính sách Năng lượng năm 2005 của Mỹ có hiệu lực, quy định kéo dài giờ DST tại nước này. Giờ DST hiện bắt đầu từ Chủ nhật thứ hai trong tháng 3 và kết thúc vào ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng 11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News