Tại sao nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á và châu Phi?

Đô thị hóa, nạn săn trộm và các chợ động vật đều tạo điều kiện cho virus gây bệnh truyền sang người.

Dù luôn xuất hiện trong lịch sử nhân loại, ngày nay dịch bệnh dường như đang trên đà gia tăng. Trong 20 năm qua, chỉ riêng virus corona đã gây ra ba đợt bùng phát dịch nghiêm trọng trên toàn thế giới. Đáng lưu ý hơn là thời gian giữa các đợt dịch ngày càng ngắn. Theo Suresh V Kuchipudi, phó giám đốc Phòng thí nghiệm chẩn đoán động vật ở Đại học Pennsylvania, nhà vi trùng học chuyên nghiên cứu virus truyền từ động vật sang người, phần lớn dịch bệnh đều có ít nhất một điểm chung là bắt nguồn từ châu Á hoặc châu Phi vì nhiều lý do.  

Tại sao nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á và châu Phi?
Trang trại chăn nuôi gia súc ở Zambia. (Ảnh: AFP).

Bùng nổ dân số và thay đổi cảnh quan đô thị

Sự chuyển dịch dân số là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều dịch bệnh bắt nguồn từ châu Á hoặc châu Phi. Quá trình đô thị hóa nhanh đang diễn ra trên khắp châu Á và khu vực Thái Bình Dương, nơi tập trung 60% dân số thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, gần 200 triệu người chuyển tới các khu đô thị ở Đông Á trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Việc di cư trên quy mô lớn như vậy khiến đất rừng bị phá hủy để nhường chỗ cho khu dân cư. Động vật hoang dã bị buộc phải tới gần các thành phố và thị trấn, xung đột với vật nuôi và con người. Động vật hoang dã thường mang virus trong cơ thể. Ví dụ, dơi chứa hàng trăm loại virus. Kết quả là những virus truyền từ loài này sang loài khác có thể lây nhiễm sang con người.

Đô thị hóa trở thành vòng luẩn quẩn. Càng đông người, tình trạng chặt phá rừng, mở rộng đất định cư và mất môi trường sống tự nhiên khiến động vật săn mồi tuyệt chủng dần, bao gồm nhiều loài ăn chuột. Số lượng chuột bùng nổ kéo theo nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm. Một phần lớn dân số Đông Phi vẫn sống ở vùng nông thôn. Vì vậy, đô thị hóa sẽ còn tiếp diễn trong những thập kỷ tới.

Nông nghiệp tự cung tự cấp và chợ động vật

Các vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời cũng dự trữ lượng lớn mầm bệnh, làm tăng khả năng xuất hiện mầm bệnh mới. Ở cả châu Á và châu Phi, nhiều hộ dân phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp và nguồn thịt là đàn gia súc, gia cầm. Kiểm soát bệnh dịch, quản lý thức ăn và chuồng trại cho vật nuôi vô cùng hạn chế. Trâu bò, gà vịt và lợn có thể mang dịch bệnh và thường xuyên tiếp xúc gần với nhau, với động vật hoang dã và con người.

Không chỉ trang trại, chợ động vật sống rất phổ biến ở hai lục địa với môi trường đông đúc và khoảng cách gần giữa các loài. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng cho phép mầm bệnh xuất hiện và lây lan từ loài này sang loài khác.

Nạn săn bắt và mổ thịt động vật hoang dã lấy thịt đặc biệt phổ biến ở vùng châu Phi cận Sahara. Những hoạt động này không chỉ đe dọa các loài thú và thay đổi hệ sinh thái mà còn mở ra con đường lây nhiễm chủ chốt cho virus có nguồn gốc từ động vật. Tương tự, châu Á là thị trường tiêu thụ khổng lồ các sản phẩm thuốc đông y. Hổ, gấu, tê tê và nhiều loài khác bị săn trộm để lấy bộ phận cơ thể dùng trong điều chế thuốc, góp phần gia tăng tương tác giữa người và động vật.

Hàng nghìn virus vẫn tiếp tục tiến hóa. Nguy cơ một bệnh dịch mới xuất hiện ở châu Á hoặc châu Phi chỉ là vấn đề thời gian. Dù rất khó dự đoán chính xác chuỗi sự việc dẫn tới bệnh dịch, chắc chắn chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách phát triển những biện pháp giảm thiểu tác động của con người tới hệ sinh thái, ngăn chặn chặt phá rừng và giảm tiếp xúc giữa người và động vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao khó bỏ chạm tay vào mặt dù cần phòng dịch?

Vì sao khó bỏ chạm tay vào mặt dù cần phòng dịch?

Chạm tay vào mặt là hành động vô thức có thể hình thành từ nhỏ nên một số người dường như không thể bỏ thói quen này.

Đăng ngày: 06/03/2020
Vì sao cafein làm bạn tỉnh táo?

Vì sao cafein làm bạn tỉnh táo?

Hầu hết lượng cafein được tiêu thụ có trong cà phê và trà, ngoài ra còn qua các loại đồ uống có ga, sô-cô-la, thuốc,...

Đăng ngày: 05/03/2020
Sự thật về quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử và cuộc chiến thành Troy

Sự thật về quân J rô trong bộ bài Tây: Vị hoàng tử và cuộc chiến thành Troy

Vị hoàng tử này và cuộc chiến thành Troy được biết đến rộng rãi trong thần thoại Hy Lạp và các nhà khảo cổ nói rằng có lý do để tin rằng đây là câu chuyện có thật trong lịch

Đăng ngày: 05/03/2020
Cần bao nhiêu năng lượng để chấm dứt đói nghèo và biến đổi khí hậu?

Cần bao nhiêu năng lượng để chấm dứt đói nghèo và biến đổi khí hậu?

Nghèo đói và biến đổi khí hậu là hai vấn đề lớn mà loài người đang đối mặt. Liệu ta có thể vượt qua được những điều này không?

Đăng ngày: 05/03/2020
Tại sao chúng ta ngày càng già đi trong khi tế bào luôn tự nhân đôi?

Tại sao chúng ta ngày càng già đi trong khi tế bào luôn tự nhân đôi?

Cơ thể con người không được thiết kế cho việc sống quá lâu và thường được giới hạn ở tuổi 90. Vậy vì sao chúng ta lại già đi và sự già đi thật sự có ý nghĩa như thế nào?

Đăng ngày: 04/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "vật chất vũ trụ" bí ẩn dưới đáy hồ của Nga

Một lớp trầm tích khác thường màu vàng sáng dưới đáy hồ Zapovednoye được cho là vật chất vũ trụ, bằng chứng của kẻ tấn công từ không gian gây ra sự kiện Tunguska 110 năm trước.

Đăng ngày: 04/03/2020
Trái đất ba tỷ năm về trước chỉ toàn là nước

Trái đất ba tỷ năm về trước chỉ toàn là nước

Mới đây các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy 3,2 tỷ năm về trước hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi đại dương mênh mông và không hề có mặt đất.

Đăng ngày: 04/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News