Tại sao những con kiến cô đơn thường chết rất nhanh?

Kiến là những sinh vật có tính xã hội rất cao - nếu bạn đụng độ một con trong rừng mưa nhiệt đới, rất có thể có khoảng 15 triệu con nữa ở gần đó. Tuy nhiên điều kỳ lạ là nếu một con kiến bị bỏ lại một mình, chúng sẽ chết theo đúng nghĩa đen, và điều đó sẽ đến rất nhanh.


Theo các nhà nghiên cứu, có hơn 20.000.000.000.000.000.000 (20 tỷ tỷ) con kiến tồn tại trên hành tinh của chúng ta và chúng nặng hơn cả các loài chim hoang dã và động vật có vú cộng lại.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lausanne Thụy Sĩ, một loài kiến thợ mộc được biết đến với tên gọi Camponotus fallah đã phải chịu những tác động đáng kể khi bị cô lập khỏi các cá thể kiến khác. Khi những con kiến có thể sống sót qua hai tháng (tuổi thọ trung bình của chúng là 6-12 tuần), thì những con cô đơn sẽ chết đi chỉ sau sáu ngày.

Những con kiến này được quan sát thấy đi lại nhiều hơn so với những con kiến được sống trong đàn. Chúng ăn lượng thức ăn tương tự như những được kiến được sống trong bầy đàn, nhưng phần lớn trong số đó không bao giờ rời khỏi khu vực dạ dày của chúng, điều đó có nghĩa là chúng ăn rất nhiều, phần lớn không thể hoàn thành quá trình trong đường tiêu hóa.

Tại sao điều này xảy ra, các nhà khoa học cho tới nay vẫn không biết. Chắc chắn nghe có vẻ giống như đây là căn bệnh trầm cảm ở loài kiến, nhưng tại sao thói quen tiêu hóa của chúng lại thay đổi nhiều như vậy? Tại sao thức ăn ở lại trong dạ dày một cách vô ích? Tại sao những cá thể đơn lẻ lại di chuyển nhiều như vậy? Đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất