Tại sao những viên thuốc bé nhỏ đôi khi lại khó nuốt đến như vậy?

Về cơ bản yếu tố tâm lý là thứ tác động khiến cho nhiều người gặp khó khăn với việc nuốt những viên thuốc, tuy nhiên vẫn có một số khía cạnh thể chất nhất định làm cho quá trình này trở nên nhọc nhằn hơn so với nuốt thức ăn thông thường.

Uống thuốc thường là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, cảm giác một viên thuốc sần sùi, như một viên phấn trôi tuột xuống cổ họng không phải là một cảm giác dễ chịu. Phần lớn mọi người đến một thời điểm nào đó sẽ gặp khó khăn khi nuốt chúng – đôi khi là hàng ngày! Một lượng lớn thức ăn được nhai nhỏ thường sẽ dễ nuốt hơn là những viên thuốc, đôi khi chúng còn gây ra ho, nghẹn hay thậm chí nôn mửa.

Tại sao nhiều người lại phải "vật lộn" với những viên thuốc như vậy và tại sao chúng lại khó nuốt hơn thức ăn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Yếu tố vật lý của cơ chế nuốt

Trớ trêu thay, lý do khiến việc nuốt những viên thuốc lại khó khăn là vì chúng ta thực hiện cơ chế nuốt mỗi ngày trong cuộc sống của mình – đó là một trong những hành động đầu tiên con người làm khi còn là một đứa bé, bên cạnh thở, chớp mắt và khóc. Cho dù đó là một miếng bít tết khá lớn, một ít bỏng ngô, một mẩu bánh mì hay salad trộn, cổ họng đều có thể dễ dàng thực hiện công việc một cách trơn tru theo bản năng và mọi người hầu như không phải để tâm đến nó. Trước khi tìm hiểu lý do tại sao những viên thuốc lại đặc biệt khó nuốt như vậy, chúng ta cần đào sâu quá trình nuốt diễn ra như thế nào.  Có 3 giai đoạn của quá trình này và chỉ một trong số đó con người có ý thức kiểm soát.

Tại sao những viên thuốc bé nhỏ đôi khi lại khó nuốt đến như vậy?
Uống thuốc thường là một phần tất yếu của cuộc sống.

Giai đoạn miệng – Đây là phần mà chúng ta điều khiển được, liên quan đến việc cho phép thức ăn hoặc đồ uống vào khoang miệng. Đầu tiên là công đoạn làm ẩm thức ăn bằng nước bọt, sau đó nhai chúng bằng răng, di chuyển thức ăn từ bên này sang bên kia của khoang miệng với sự trợ giúp của lưỡi. Dây thần kinh lưỡi sẽ cảm nhận khi nào thức ăn đã đạt độ ẩm thích hợp và nén chặt thành viên, đủ để nuốt. Một vùng lõm sau đó được tạo thành ở mặt sau của lưỡi, phần đầu lưỡi di chuyển lên đỉnh trước của vòm họng, tạo thành đường trượt xuống cho thức ăn. Khi đỉnh lưỡi ép vào vòm họng, thức ăn được chuyển đến phần khẩu hầu.

Giai đoạn hầu họng – Tất cả các lối vào cổ họng được đóng lại một khi thức ăn di chuyển vào nơi này, nhằm ngăn nôn mửa, thở, nhai hoặc ho. Độ căng của vòm miệng mềm và các nếp gấp của cổ họng gia tăng khi tiếp xúc thức ăn. Vòi nhĩ sau đó mở ra và hầu họng đóng lại, đồng thời dây thanh âm (thanh quản) mở ra theo. Phần này của quá trình nuốt là vô thức và được điều khiển thụ động bởi các dây thần kinh sọ chuyên biệt. Khi hầu họng trải qua quá trình nhu động (co bóp lượn sóng), các viên thức ăn được di chuyển xuống thực quản. Cơ nhẫn hầu mở ra và giai đoạn cuối bắt đầu.

Giai đoạn thực quản – Một giai đoạn khác được điều khiển thụ động bởi não bộ, ở giai đoạn cuối này thức ăn sẽ di chuyển chậm hơn so với giai đoạn hầu họng, được thúc đẩy bởi chuyển động cơ trơn. Cơ thắt thực quản co và dãn, khiến cho viên thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Khi viên thức ăn đi ra khỏi thực quản, cả thanh quản và hầu họng đều dãn ra, trở lại trạng thái bình thường.

Vấn đề với những viên thuốc

Có lẽ phần giải thích ngắn gọn ở trên đã giúp bạn hiểu được mức độ phức tạp của quá trình nuốt, ngay cả khi chúng ta không trực tiếp kiểm soát nó. Trong quá trình này, một số thứ có thể sai lệch, dẫn đến khó chịu kèm theo một cảm giác rất bản năng kiểu như sắp chết. Các yếu tố gây trở ngại đó có thể liệt kê ra như nguyên nhân tâm lý, kích thước viên thuốc, kỹ thuật không phù hợp hoặc các vấn đề về thể chất như là chứng khó nuốt.

Tâm lý

Trong tất cả các vấn đề mà mọi người thường gặp phải khi uống thuốc, thì ký ức không đẹp đẽ về những lần mắc nghẹn trong quá khứ có lẽ là phổ biến nhất. Không thể thở được hay cảm giác có thứ gì đó "khổng lồ" mắc kẹt trong cổ họng là một trải nghiệm đáng sợ đối với hầu hết mọi người. Trong quá khứ, nếu bạn từng nôn ọe vì một viên thuốc hay thậm chí là một mẩu thức ăn chưa được làm ẩm đúng cách, não sẽ ghi nhớ cảm giác này và khiến bạn không muốn lặp lại ký ức đó.

Tâm trí của con người được lập trình để nuốt thức ăn được nghiền nát và chất lỏng một cách vô thức. Tuy nhiên, một viên thuốc lại mang đến cảm nhận rất khác với độ đặc như phấn cùng hình thù rắn chắc; chúng ta yêu cầu bộ não hãy coi nó như thức ăn nhưng một số phần của cơ chế phòng vệ vô thức lại bị kích hoạt, đặc biệt nếu người đó có khuynh hướng ghét thuốc.

Kỹ thuật nuốt

Mặc dù nuốt dường như thuộc về bản năng, nhưng vẫn có cách để khiến quá trình đó trở nên dễ dàng hơn dựa trên hình dạng và sự liên kết của hầu họng với thực quản khi quá trình nuốt diễn ra. Đối với những người gặp khó khăn với những viên thuốc, có thể họ có một hầu họng tương đối nhỏ hoặc đường dẫn hẹp đối với viên thức ăn. Bạn có thể thử các kỹ thuật khác nhau, như phương pháp "tu chai" (pop-bottle), có nghĩa là bạn sẽ đặt viên thuốc lên lưỡi và sau đó bóp nước từ chai vào miệng, để nước và thuốc tụt nhanh xuống cổ họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiêng đầu về phía trước khi nuốt, mặc dù nghe có vẻ phản trực giác, nhưng nó có thể khiến hầu họng mở ra và làm cho quá trình nuốt dễ dàng hơn nhiều.

Tại sao những viên thuốc bé nhỏ đôi khi lại khó nuốt đến như vậy?
Thuốc có dạng hình tròn sẽ dễ trôi xuống hơn là hình trụ hay hình chữ nhật.

Kích thước viên thuốc

Nếu bạn đã từng được kê toa thuốc viên có kích thước "khủng", bạn sẽ biết rằng một số viên thuốc có kích thước lớn đến đáng sợ, rất khó nuốt. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc có dạng hình tròn sẽ dễ trôi xuống hơn là hình trụ hay hình chữ nhật. Nếu bạn luôn phải vật lộn để nuốt những viên thuốc hoặc cảm thấy nghẹn ở lồng ngực, thì có thể yêu cầu bác sĩ đổi sang một nhãn hiệu khác, dạng thuốc lỏng hoặc một số kiểu khác có thể khiến bạn thoải mái.

Chứng khó nuốt

Nhiều người còn mắc chứng khó nuốt, thứ mà một số người coi là triệu chứng của tình trạng sức khỏe. Theo định nghĩa cơ bản nhất, nó có thể liên quan đến vấn đề kiểm soát thức ăn bằng lưỡi, duy trì mức nước bọt thích hợp, khó khăn khi đưa viên thức ăn vào họng hoặc mắc kẹt thức ăn khi di chuyển vào dạ dày. Chứng khó nuốt có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều công đoạn nuốt và gây khó khăn khi sử dụng phép trị liệu và thuốc.

Hàng tỷ người trên thế giới đều phải uống thuốc mỗi ngày và hàng triệu trong số đó đang gặp khó khăn với những viên thuốc. Tuy nhiên, nếu có thể nắm bắt được nguyên nhân, bạn sẽ có thể tìm ra cách để giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao máy bay hay thông báo hoãn hay thậm chí là huỷ chuyến?

Vì sao máy bay hay thông báo hoãn hay thậm chí là huỷ chuyến?

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao máy bay của mình lại thường bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến biết bao kế hoạch đã dự định trước hay không?

Đăng ngày: 30/03/2020
Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Khẩu trang N95, một trong nhưng trang bị bảo hộ y tế quan trọng nhất hiện nay, đã trải qua một lịch sử phát triển và hoàn thiện kéo dài hơn một thế kỷ nay.

Đăng ngày: 30/03/2020
Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên tùy thích dù nặng hàng chục ngàn tấn không?

Đăng ngày: 29/03/2020
Hội chứng sợ cuối tuần có thật nhưng nó là gì và nghiêm trọng đến mức nào?

Hội chứng sợ cuối tuần có thật nhưng nó là gì và nghiêm trọng đến mức nào?

Đối với bạn, cuối tuần không còn là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mà trở thành một "cơn ác mộng" thì xin chia buồn, bạn đã mắc phải hội chứng lo âu cuối tuần.

Đăng ngày: 29/03/2020
Mũi tên bí ẩn trên tấm biển trong Tử Cấm Thành không ai dám gỡ xuống

Mũi tên bí ẩn trên tấm biển trong Tử Cấm Thành không ai dám gỡ xuống

Trên tấm biển ở cửa Long Tôn môn của Tử Cấm Thành, Trung Quốc, có một mũi tên kỳ lạ tồn tại trong suốt 200 năm không ai dám gỡ xuống, bí ẩn đằng sau đó là gì?

Đăng ngày: 28/03/2020
Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Đăng ngày: 28/03/2020
Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Vì sao xác ướp pharaoh Ai Cập được đặt trong nhiều lớp quan tài?

Xác ướp pharaoh Ai Cập thường được chôn trong nhiều nhiều lớp quan tài, quách cầu kỳ. Theo các chuyên gia, những cỗ quan tài này không chỉ thể hiện địa vị người chết mà còn giúp họ "kết nối" với tổ tiên.

Đăng ngày: 28/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News