Tại sao phải dùng bút chì trong bài thi trắc nghiệm?
Theo TodayIFoundOut, máy chấm thi trắc nghiệm ngày nay sử dụng cảm biến hình ảnh và các thuật toán xử lý hình ảnh phức tạp.
Các thuật toán này sẽ chọn ra vị trí được đánh dấu đậm nhất và nó căn cứ vào đó để gán làm câu trả lời của người làm bài thi. Do đó thí sinh cần tô đậm và lấp kín diện tích hết cả một ô tròn cho đáp án lựa chọn, nếu đánh dấu V hoặc X thì máy chấm có thể nhận diện không chính xác.
Bút chì được ưu tiên hơn vì bạn có thể dễ dàng xóa đi lựa chọn của mình trước đó.
Những mẫu máy chấm thi đời cũ có cấu tạo đơn giản hơn. Thiết bị sẽ chiếu một chùm ánh sáng lên tài liệu được đưa vào, và khám phá các dấu hiệu đặc biệt (có dấu bút chì). Tại các dấu hiệu đó ít ánh sáng được phản xạ trở lại từ chúng hơn là từ phần giấy không có dấu hiệu. Các máy chấm thi sau đó sẽ ghi nhận phần ít phản xạ ánh sáng hơn là câu trả lời.
Như vậy, bạn có thể sử dụng bút mực, bút chì và thậm chí cả bút sử dụng mực máy in để làm bài thi. Tuy nhiên bút chì được ưu tiên hơn vì bạn có thể dễ dàng xóa đi lựa chọn của mình trước đó. Ngoài ra bút chì cũng là lựa chọn tốt bởi các phân tử chì tạo thành những tấm carbon nhỏ, ít ánh xạ và gần như "nuốt chửng" ánh sáng khi bị chiếu vào. Mực đen của bút bi, bút máy không đủ độ đậm để những hệ thống máy chấm thi đời cũ sử dụng.
Bút chì cũng có nhiều loại và được phân biệt dựa theo độ đậm nhạt, theo chất liệu làm nên bút, cũng có khi là thiết kế của bút. Trên thân bút có những ký hiệu như HB, 2B, 3B… chính là chỉ độ cứng và đen của bút chì. H là viết tắt của Hard (chì cứng), B cho Black (chì mềm), còn F là Fine (loại trung tính, rất hiếm gặp).
Độ đậm của các loại bút chì phổ biến.
Bút chì càng cứng (độ H cao nhất là 9) càng cho độ nhạt cao. Ngược lại bút chì càng mềm thì càng cho màu đen đậm. Bút chì từ 6B - 9B có thể giúp thí sinh tô tròn phương án trả lời nhanh nhất khi làm bài thi trắc nghiệm. Tuy nhiên do chì quá đậm, khi cần thay phương án trả lời sẽ rất khó tẩy sạch dấu tròn đã tô. Và nếu tẩy không sạch vẫn còn dấu mờ, máy chấm bài thi sẽ bỏ qua, không chấm những câu có hai dấu tô tròn.
Trong khi đó loại chì B lại dễ bị xóa hơn, thí dụ như ai đó "vô tình" cọ xát bằng tay cũng đủ đánh bay dấu hiệu được tạo ra từ chì B. Do vậy, bút chì 2B - 4B được lựa chọn bởi nó vừa cho độ đậm tốt, đồng thời cũng khó bị nhòe trong quá trình vận chuyển bài thi.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
