Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà?
Một chi tiết rất nhỏ ở những chiếc phích cắm điện nhiều người không để ý nhưng thực tế thì nó có vai trò rất quan trọng đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng điện
Tất cả chúng ta đều quá đỗi thân thuộc với những chiếc phích cắm điện từ trong nhà mình ra đến những nơi công cộng khác. Đơn giản vì nếu như không có điện thì các thiết bị điện tử chẳng khác gì đồ bỏ đi.
Nhưng điều đặc biệt là hình dáng cũng như số chân cắm của các phích cắm này rất khác nhau. Liệu rằng bạn đã có câu trả lời cho sự khác nhau đó chưa?
Đây là hình ảnh của một phích cắm 2 chân thông thường.
Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu hết những thiết bị đồ điện dân dụng như lò nướng, máy tính, lò vi sóng, tủ lạnh có vỏ kim loại đều được thiết kế với phích cắm 3 chân.
Khi sử dụng những thiết bị này chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với mặt ngoài của chúng. Vì vậy nếu dòng điện bị rò rỉ ra ngoài thì chúng ta rất dễ bị điện giật.
Bạn đã bao giờ bị tê hay bị giật khi chạm vào vỏ kim loại của thiết bị như bàn ủi, lò nướng, lò viba, bếp điện... Lý do là bạn không nối đất vỏ thiết bị của bạn đấy!
Nếu sử dụng phích cắm có 3 chân thì chân thứ 3 trong sẽ giúp loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó.
Vì trên những ổ cắm điện có 3 lỗ thì sẽ có 2 lỗ kết nối dây nóng và dây nguội, lỗ thứ 3 có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình để đảm bảo an toàn khi có sự chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị điện.
Chân thứ 3 trên phích cắm cũng như lỗ thứ 3 trên ổ điện sinh ra chính là để bảo vệ người sử dụng khỏi giật điện từ thiết bị.
Dây điện trong nhà cũng nên để gọn gàng.
Trong một số trường hợp, dây điện bên trong bị rơi ra và bắt đầu dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người sử dụng sẽ bị điện giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của những vật dụng như thế. Đây chính là lúc để chân cắm thứ 3 hoạt động và không để vấn đề xảy ra.
Nhiều người cho rằng chân thứ 3 không quan trọng và bẻ bỏ đi.
Kết quả là...

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.
