Tại sao rắn không có chân?

Rắn từng có chân đầy đủ như bao loài khác, nhưng bộ phận này biến mất dần vì không thích hợp với môi trường sống.


Hóa thạch loài rắn Eupodophis descouensi

Nếu không phải tất cả thì ít nhất một số loài rắn cũng từng có chân trong buổi ban đầu của quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, chúng đã mất dần các chi theo thời gian, theo báo cáo mới đây của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia tại Paris (Pháp). Nghiên cứu này đã củng cố lý thuyết cho rằng, loài rắn tiến hóa từ một dạng thằn lằn từng sống chui rúc trong hang trên đất liền hoặc bơi lội dưới biển, theo thông tin trên chuyên san Journal of Vertebrate Paleontology.

Để rút ra kết luận trên, Trưởng nhóm nghiên cứu Alexandra Houssaye và đồng sự đã phân tích hóa thạch của loài rắn có tên Eupodophis descouensi. Loài rắn tiền sử này từng xuất hiện trong Kỷ Phấn trắng tại khu vực hiện nay là Lebanon. Nhằm hiểu rõ hơn mẫu vật đặc biệt, các nhà khoa học sử dụng phương pháp mô phỏng mới gọi là chụp cắt lớp trên máy tính bằng tia bức xạ synchrotron (SRCL). Đây là phương pháp giúp chụp được hàng ngàn hình ảnh 2 chiều từ bên trong mẫu. Những hình ảnh đó được tiếp tục dựng thành mô hình 3 chiều, cho thấy rõ hông của rắn và cặp chân nhỏ chỉ dài 2 cm.

Với mô hình 3 chiều mới, các chuyên gia phát hiện được Eupodophis từng sở hữu 2 chân sau mang theo dấu hiệu thoái hóa dần và không có chi trước. Chi sau cũng có đầu gối và 4 xương mắt cá chân, nhưng không có xương bàn chân hoặc xương ngón. Cũng nhờ SRCL, họ xác định được xương chân của rắn rất giống với thằn lằn hiện đại.

Nhà khoa học Houssaye cho rằng, rắn đã rụng hết chân để phù hợp với cảnh chui rúc trong hang sâu hoặc bơi lội dưới đại dương. Bằng chứng là cặp chân trong mẫu hóa thạch bị thoái hóa rất nghiêm trọng và các hậu duệ của chúng chẳng còn cái chân nào. Eupodophis cũng chưa phải là loài rắn cổ nhất thế giới. “Loài rắn cổ nhất từng được con người phát hiện có niên đại cách đây từ 112 đến 94 triệu năm, và con rắn này sống cách đây khoảng 90 triệu năm”, Houssaye cho biết. Najash rionegrina, một loài rắn cũng sống cùng thời kỳ với Eupodophis được cho là có 2 chân nhỏ đằng sau. Najash đã được các chuyên gia Đại học Sao Paulo (Brazil) phát hiện tại tỉnh Rio Negro thuộc Argentina.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News