Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái Đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Cây dâu là loại cây cao to, lá mọc vừa to vừa tươi tốt, trên Trái đất có rất nhiều côn trùng sống kí sinh trên lá dâu, có loại ăn rễ cây, có loại ăn cành cây, có loại ăn mầm cây, có loại ăn lá cây, tằm chính là một loại côn trùng ăn lá cây.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử...

Có phải từ nhỏ tằm đã ăn lá dâu không? Không nhất định, đến bây giờ, những loại thực vật đã biết mà tằm có thể ăn rất nhiều, ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử, lá bồ công anh, lá oa cự (loài cây họ cúc), lá rau xà lách, lá hành, lá sâm Bà la môn... Nhưng lá dâu là tằm thích ăn nhất, bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất, do sinh sản nhiều đời con cháu trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu, và đã biến thành tính di truyền.

Có một nhà hoá học đã từng phân tích qua mùi trong lá dâu. Sau khi ông sấy khô lá dâu qua nhiệt độ cao 132 ~ 1570C, đã lấy được một loại chất dầu trong ống nghiệm. Loại chất này có tính bốc hơi, toả ra một mùi rất giống bạc hà, rỏ nó lên trên giấy, tằm ở ngoài 30cm cũng có thể ngửi thấy được. Sau khi tằm ngửi được mùi này thì sẽ bò đến rất nhanh. Có thể thấy rằng đây là mùi tín hiệu quen thuộc nhất của tằm.

Tằm dựa vào cơ quan khứu giác để phân biệt mùi lá dâu. Nếu như làm hỏng những cơ quan khứu giác và vị giác này thì chúng không thể nào phân bịêt được mùi của lá dâu. Vậy là chúng không lựa chọn được nữa, và có thể ăn tuỳ ý những chiếc lá của các cây khác.

Trong quá trình nghiên cứu về thức ăn nhân tạo của tằm từ mấy năm gần đây, người ta cơ bản đã tìm ra loại chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của tằm và lượng cần thấp nhất của chúng. Như vậy, chỉ cần tìm được thức ăn thay thế có chứa mấy loại chất dinh dưỡng này thì sau khi tằm ăn vẫn có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh như thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vẹt có khả năng cân nhắc rủi ro để đưa ra quyết định

Loài vẹt có khả năng cân nhắc rủi ro để đưa ra quyết định

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lần đầu tiên kỹ năng chỉ có ở con người này được tìm thấy ở một loại động vật khác.

Đăng ngày: 05/03/2020
Vì sao chuột túi Wallaby mang thai suốt cả tuổi trẻ?

Vì sao chuột túi Wallaby mang thai suốt cả tuổi trẻ?

Chuột túi Wallaby có 2 tử cung, mỗi cái có buồng trứng và cổ tử cung riêng khiến nó có thể ở tình trạng mang thai suốt trưởng thành. Thậm chí, loài này có thể mang thai chỉ từ 1 - 2 ngày trước khi sinh một đứa con khác ở trong bụng.

Đăng ngày: 04/03/2020
Đa số các loài động vật lưỡng cư có thể phát sáng trong bóng tối

Đa số các loài động vật lưỡng cư có thể phát sáng trong bóng tối

Các loài động vật lưỡng cư có thể phát sáng trong tự nhiên không phải là điều hiếm gặp như nhiều người từng nghĩ.

Đăng ngày: 02/03/2020
Phát hiện gấu trúc đỏ không chỉ có một loài duy nhất

Phát hiện gấu trúc đỏ không chỉ có một loài duy nhất

Nghiên cứu di truyền toàn diện nhất được công bố hôm 26/2 trên tạp chí Science Advances cho thấy gấu trúc đỏ tồn tại hai loài riêng biệt.

Đăng ngày: 29/02/2020
Chú chó thông minh phân biệt được 90 loại đồ vật khác nhau

Chú chó thông minh phân biệt được 90 loại đồ vật khác nhau

Chú chó Whiskey 6 tuổi ở Hungary thuộc tên của 90 loại đồ chơi khác nhau và lấy chúng theo yêu cầu.

Đăng ngày: 28/02/2020
Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa

Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa

Cua dừa, động vật không xương sống lớn nhất thế giới trên đất liền, tạo ra những tiếng búng càng để tương tác trong lúc giao phối.

Đăng ngày: 27/02/2020
Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Trong quá trình tiến hóa, một loài ký sinh trùng sống dưới nước đã loại bỏ bớt các bộ phận cơ thể để trở nên đơn giản hơn.

Đăng ngày: 26/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News