Tại sao tất cả các thước cuộn đều có 1 cái lỗ tròn?

Trên thước thép (thước cuộn) hóa ra có rất nhiều đặc điểm được thiết kế giúp cho việc đo lường trở nên dễ dàng hơn.

Chắc các bạn cũng chẳng lạ gì thước cuộn - hay thước thép như nhiều người vẫn thường gọi đúng không? Đó là loại thước được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim, có khả năng kéo dài nhờ lò xo bên trong và chủ yếu được dùng trong xây dựng.

Tuy nhiên, sử dụng thước cuộn không đơn thuần chỉ là kéo ra và đo, vì nếu thế chúng ta dùng luôn thước dây bình thường cũng được. Trên một cái thước cuộn có khá nhiều đặc điểm được thiết kế để giúp việc đo lường trở nên dễ dàng hơn mà chúng ta không hề hay biết.

Đầu tiên là cái lỗ bí ẩn trên đầu thước. Mỗi cái thước cuộn đều có một nếp gấp phía đầu thước, được sử dụng để móc vào các cạnh bàn. Nhưng cái lỗ bí ẩn đó, bạn nghĩ nó để làm gì?


Cái lỗ này dùng để làm gì?

Và câu trả lời là đây.

Chiếc lỗ này được sử dụng để móc vào mũ đinh, phòng trường hợp bạn phải đo một đoạn khá dài mà không có ai giúp giữ đầu dây còn lại.

Tiếp theo, hãy để ý rằng đầu thước dây được thiết kế với các rãnh răng cưa nhỏ. Tại sao không làm bằng phẳng cho đẹp? Đó là vì khi đo xong, bạn sẽ cần một thứ gì đó để đánh dấu như bút chì. Và nếu không có bút chì, chỗ răng cưa đó sẽ là vật đánh dấu vô cùng hữu hiệu và nhanh chóng.

Chưa hết đâu. Hãy tiếp tục nhìn vào phần đầu thước, bạn sẽ thấy phần thép đính vào đầu thước có phần khá lỏng lẻo. Chẳng lẽ đó là lỗi thiết kế? Không đâu, có mục đích cả đấy.

Trên thực tế, inch đầu tiên và inch thứ hai trên thước thép không bằng nhau, mà cách nhau 1/16 inch. Và bạn biết không, cái khoảng "lỏng lẻo" đó cũng bằng 1/16 inch. Đó chính là lý do chúng ta có thể đo một cách chính xác với rất ít sai số.

Cuối cùng, hãy nhìn vào mặt sau phần vỏ thước, bạn sẽ thấy những con số "khó hiểu" như sau.

Những con số này chính là chiều dài phần vỏ thước. Thông thường phía bên trái là đơn vị tính theo inch, còn số bên phải là tính theo mm. Việc biết được con số này sẽ giúp bạn đo được các vật thể theo chiều thẳng đứng mà không phải khổ sở như hình dưới.

Bao nhiêu đây nhỉ?

Thay vào đó, bạn có thể tự tin mà đo như thế này!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Đăng ngày: 19/05/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 12/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 05/05/2025
Những ghi chép về loài rồng

Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử

Rồng là linh vật trong truyền thuyệt được coi là sản phẩm trong trí tưởng tượng của loài người. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sinh vật to lớn, biết bay,biết khạc ra lửa này.

Đăng ngày: 03/05/2025
Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News