Tại sao tàu thuyền sơn màu đỏ phần đáy?

Từ những con thuyền nhỏ cho tới những tàu lớn hạng sang đều sơn màu đó ở phần đáy chìm dưới nước.

Mục đích của việc này là gì?

Về cơ bản, phần thân dưới trên vỏ của các con tàu hiện đại ngày nay được sơn màu đỏ. Tuy nhiên không phải màu sắc này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Lớp phủ này rất cần thiết cho hoạt động của các con tàu lớn, cả về mặt truyền thống lẫn khoa học.

Ngày xưa, một chiếc thuyền mới sơn, sau khi hạ thủy được ba tháng, tốc độ của thuyền sẽ giảm đi 10% so với lúc mới hạ thủy. Tàu thuyền lưu hành sau nửa năm tốc độ chỉ còn khoảng một nửa so với lúc mới hạ thủy.

Tại sao tàu thuyền sơn màu đỏ phần đáy?

Khi kéo tàu thuyền vào âu thuyền để sửa chữa, toàn bộ đáy thuyền lộ ra khỏi mặt nước. Bấy giờ người ta mới rõ nguyên nhân: phần đáy thuyền chìm dưới nước xuất hiện chi chít các sinh vật bám vào và đã ngăn cản tàu thuyền lướt tới. Chúng ta biết rằng trong nước đại dương có nhiều loại sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục lỗ, khi còn ở dạng ấu trùng chúng thường trôi nổi trên mặt biển. Khi gặp tàu thuyền chúng lập tức bám vào đáy thuyền, lấy đáy thuyền làm “đất sống” hết ngày này qua ngày khác. Đặc biệt ở các vùng biển nhiệt đới các loại sinh vật này càng nhiều và phát triển càng nhanh. Từ khi vỏ đáy thuyền bị các “cư dân” này bám vào và phát triển, tốc độ chuyển động của thuyền sẽ ngày càng chậm dần.

Chính vì vậy người ta đã phải chọn cách sơn đáy tàu thuyền bằng loại sơn đặc biệt. Khi đó, các tàu thuyền sẽ sử dụng lớp phủ đồng hoặc sơn chì có oxit đồng bên trong. Chúng được xem như một chất diệt khuẩn, giá rẻ và hiệu quả, để giữ cho thân tàu không bị các loại động thực vật này bám vào. Đồng trong sơn đã khiến cho nó có màu đỏ.

Tại sao tàu thuyền sơn màu đỏ phần đáy?

Sau này, công nghệ sơn thuyền đã phát triển đến mức mà người ta có thể tạo ra khá nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng, màu đỏ vẫn phổ biến vì nó đã trở thành một truyền thống trong ngành đánh bắt. Lý do là vì màu đỏ có độ tương phản cao với màu nước biển, nó cho phép các thủy thủ hay ngư dân khác có thể dễ dàng nhìn thấy và đánh giá trạng thái của một con tàu lớn từ phía ngoài.

Tóm lại, ngày xưa sơn màu đỏ do có đồng, đồng đã giết chết các loại sinh vật ăn bám vào thân, đáy thuyền. Và đỏ cũng là màu có bước sóng dài nhất, vì thế mắt con người dễ nhận biết nhất, để nhanh chóng phát hiện ra các sự cố bất thường nếu có phát sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai Cập phát hiện mỏ vàng mới trị giá 1 tỉ USD

Ai Cập phát hiện mỏ vàng mới trị giá 1 tỉ USD

Ai Cập phát hiện một mỏ vàng mới ở vùng sa mạc phía đông, có giá trị tới hơn 1 tỉ USD.

Đăng ngày: 01/07/2020
Thảm họa vỡ đập khủng khiếp ở Trung Quốc từng khiến 171.000 người chết

Thảm họa vỡ đập khủng khiếp ở Trung Quốc từng khiến 171.000 người chết

Thảm họa vỡ đập Bản Kiều tại Trung Quốc năm 1975, là một trong những thảm hỏa vỡ đập kinh hoàng trên thế giới.

Đăng ngày: 01/07/2020
Video: Ảo ảnh bàn cờ khiến khả năng nhận biết màu sắc của mắt người bị lẫn lộn

Video: Ảo ảnh bàn cờ khiến khả năng nhận biết màu sắc của mắt người bị lẫn lộn

Ảo ảnh này thú vị được thiết kế vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm 1 bàn cờ vua với 2 ô màu sáng - tối xe lẫn và một vật lớn chắn ánh sáng của bàn cờ.

Đăng ngày: 01/07/2020
Cung điện 100 năm tuổi xây trên cột đá thẳng đứng ở Yemen

Cung điện 100 năm tuổi xây trên cột đá thẳng đứng ở Yemen

Cung điện đá Dar al-Hajar là một trong những điểm du lịch hút khách hàng đầu ở Yemen. Tòa cung điện cao 5 tầng tọa lạc trên cột đá thẳng đứng suốt 100 năm qua.

Đăng ngày: 01/07/2020
Vì sao New Zealand là quê hương của các trò thể thao mạo hiểm?

Vì sao New Zealand là quê hương của các trò thể thao mạo hiểm?

Vào một ngày tháng 6/1987, khi A.J. Hackett thả mình rơi xuống từ tháp Eiffel, trên người ông chỉ buộc một sợi dây đàn hồi, những người thích tìm kiếm cảm giác phiêu lưu trên toàn cầu bắt đầu “mê tít” trò nhảy bungee.

Đăng ngày: 01/07/2020
Hành trình 7.000 km vận chuyển cánh turbine gió dài 70m

Hành trình 7.000 km vận chuyển cánh turbine gió dài 70m

Những cánh quạt turbine gió dài 70m được vận chuyển từ Trung Quốc đến trang trại điện gió 50MW ở Kazakhstan với quãng đường lên tới 7000km.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tại sao các nhà máy CSP đều thất bại?

Tại sao các nhà máy CSP đều thất bại?

Vừa qua, phòng thí nghiệm trọng điểm về năng lượng tái tạo Hoa Kỳ (National Renewable Energy Laboratory) (NREL) đã công bố báo cáo mới chi tiết về các điểm mạnh và điểm yếu của nhà máy 'sử dụng công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời' (CSP).

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News