Tại sao tháng Tư âm lịch vẫn còn rét nàng Bân?
"Rét nàng Bân” là đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng Ba âm lịch ở miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, theo dự báo thời tiết, cuối tuần này, tức nửa đầu tháng Tư âm lịch, miền Bắc lại đón một đợt không khí lạnh nữa.
Thực ra, đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp, chứ không phải là không thể xảy ra. Ở ta không khí lạnh thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 năm trước đến trung tuần tháng 6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các tháng chính đông, ảnh hưởng trực tiếp là khu vực phía bắc.
Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa châu Á di chuyển xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối không khí ấm, gây ra gió đông bắc mạnh trời trở rét và thời tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đông nên còn gọi là "gió mùa đông bắc".
Khối không khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa châu Á dưới dạng front lạnh, xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp không còn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front lạnh nên ta gọi chung là "không khí lạnh".
Ảnh chụp vệ tinh
Khi không khí lạnh tràn về, đẩy không khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối không khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Nauy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến tranh thế giới thứ nhất đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên trong mọi thứ tiếng).
Căn cứ vào mức độ thay đổi thời tiết trước và sau khi không khí lạnh ảnh hưởng mà phân chia ra hai loại ảnh hưởng chính: Gió mùa đông bắc và không khí lạnh tăng cường.
Gió mùa đông bắc là không khí lạnh ảnh hưởng có kèm theo font lạnh hoặc đường đứt, khi xâm nhập đến nước ta làm thay đổi hoàn toàn hệ thống gió trước đó bởi hệ thống gió mùa đông bắc (gió có thành phần bắc), làm biến đổi thời tiết mạnh mẽ, nhiệt độ giảm mạnh đột ngột và thay đổi trạng thái thời tiết từ nóng, ấm sang lạnh hoặc rét. Gió mùa đông bắc đôi khi kèm theo gió giật, tố, lốc xoáy, dông hoặc mưa lớn.
Không khí lạnh tăng cường là khối không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong điều kiện trước đó khu vực chịu ảnh hưởng đang bị một khí không khí lạnh khống chế, với hệ thống gió thành phần bắc đã suy yếu. Không khí lạnh tăng cường không kèm theo front. Khi ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu làm tốc độ gió tăng trở lại ở ngoài khơi và trong đất liền, có thể làm giảm nhiệt độ, điểm sương hoặc ít thay đổi về nhiệt độ. Trong một vài trường hợp không khí lạnh tăng cường làm giảm lượng mây, do đó có thể làm tăng nhiệt độ ban ngày.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr
