Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Nhắc đến tia "laser" là bạn nghĩ ngay đến gì? Máy quét mã vạch? Hay bút chiếu laser dùng trong thuyết trình?

Có một điểm chung giữa các thiết bị này, đó là chỉ chiếu tia laser màu đỏ. Nhưng trong khi dãy quang phổ của ánh sáng có đến "ti tỉ" màu, cùng những 6 màu chính, vậy mà laser chỉ có mỗi màu đỏ thôi sao?

Ồ không, nếu như cho rằng chỉ có tia laser màu đỏ thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Tính cho đến nay, con người đã có thể tạo ra nhiều màu laser khác nhau bằng cách điều chỉnh độ dài bước sóng của loại tia này.

Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?
Sự khác nhau giữa các màu của laser nằm ở độ dài bước sóng.

Laser có bao nhiêu màu?

Giống như hỏi "Có bao nhiêu số trên trục số?" vậy, câu trả lời là vô cực. Nhưng trên thực tế, cho đến bây giờ con người cũng mới chỉ ứng dụng các laser có màu cơ bản gồm đỏ, xanh lá, xanh dương và vàng.

Sự khác nhau giữa các màu của laser nằm ở độ dài bước sóng, trong đó laser đỏ có bước sóng dài nhất (khoảng 630 – 680 nm). Laser lục có bước sóng ngắn hơn (532 nm), nhưng lại sáng gấp từ 10 – 50 lần laser đỏ và có thể chiếu xa đến 4,8km nên thường được sử dụng tại các công trường.

Bước sóng của laser xanh dương là 445 nm, nhưng nếu bạn cho rằng laser xanh dương sẽ chiếu sáng hơn xanh lá thì rất tiếc suy luận ấy là không đúng. Chúng ta thấy laser lục chiếu sáng hơn là bởi vì mắt của con người nhạy cảm nhất với bước sóng màu này. Còn laser xanh dương chỉ cho phép ánh sáng có độ tập trung mạnh hơn, nghĩa là cho khả năng đốt cháy cao hơn.

Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?
Có vô số loại laser với các màu khác nhau.

Cũng chính nhờ độ tập trung ánh sáng cao mà laser xanh dương được sử dụng nhiều trong các thiết bị, vật dụng thu nhận, lưu trữ và in ấn thông tin hình ảnh như máy in laser, đĩa CD, máy hát đĩa CD, DVD.

Laser vàng có bước sóng là 593,5 nm và được ứng dụng nhiều trong y học.

Vậy tại sao chúng ta thường chỉ thấy loại laser màu đỏ?

Đơn giản thôi, vì đó là loại laser dễ tạo ra nhất.

Để có laser đỏ, người ta chỉ cần dùng một đi-ốt bán dẫn tiêu chuẩn là có thể phát ra laser có bước sóng khoảng 800 nm. Nhưng muốn tạo ra laser lục, người ta phải chiếu bước sóng 800nm kia lên một tinh thể nê-ô-đim để chuyển thành chùm tia hồng ngoại có bước sóng vào khoảng hơn 1000 nm. Cuối cùng, chùm tia này lại được chiếu qua một loại tinh thể đặc biệt để biến thành laser xanh với bước sóng ngắn hơn.

Rõ ràng quy trình và cả nguyên vật liệu để tạo ra laser đỏ là đơn giản hơn rất nhiều so với laser lục và chắc chắn cả với những laser khác nữa. Vậy nên laser đỏ chính là lựa chọn hợp lí nhất về mặt kinh tế để sản xuất với lượng lớn và dùng cho những thiết bị trong đời sống thường nhật của chúng ta.

Tuy nhiên, thực tế thì ngày nay người tiêu dùng đang dần quan tâm và lựa chọn các sản phẩm dùng laser lục nhiều hơn. Với điểm mạnh là khả năng chiếu sáng hơn cả, không nghi ngờ gì khi sản phẩm dùng laser lục trở nên được ưa chuộng và dần thay thế cho laser đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Bên cạnh lì xì hay đi chùa hái lộc, thắp nhang cầu may là một trong những phong tục của người Việt những ngày Tết.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bậc vua chúa nước Việt ngày xưa thường tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng.

Đăng ngày: 25/01/2020
Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Các nhà khoa học phát hiện những mảnh vỡ bị thủy tinh hóa trong sọ người gây ra bởi sức nóng 520 độ C trong thảm họa núi lửa ở châu Âu vào năm AD79.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vì sao sắt lại bị gỉ?

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vì sao nước lại không cháy?

Vì sao nước lại không cháy?

Đặt ra câu hỏi này có vẻ hơi thừa. Nước không cháy, ai chả biết. Thế nhưng tại sao nước không cháy, quả là câu hỏi không dễ trả lời.

Đăng ngày: 25/01/2020
Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Tục khai bút đầu năm không những là một nét đẹp truyền thống của ngày Tết mà còn mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt mà ai cũng nên biết!

Đăng ngày: 25/01/2020
Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Thông thường mỗi chai rượu vang sẽ có nhiệt độ sử dụng nhất định được nhà sản xuất khuyên dùng. Nhưng có không ít người dùng vẫn có thói quen thưởng thức rượu vang cùng với đá.

Đăng ngày: 23/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News