Tại sao tiếng gầm của voi vang xa được tới 10km?

Lần đầu tiên sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã giải mã được lý do tại sao những tiếng gầm của loài voi có thể vang xa tới 10km (cho phép các thành viên trong đàn “nói chuyện” với nhau ở khoảng cách này) cũng như cơ chế phát âm của chúng.

Tương tự cách mà con người nói chuyện, âm thanh đó xuất hiện khi không khí được đẩy qua dây thanh (bộ phận phát ra tiếng của thanh quản) và làm cho nó rung lên. Tuy nhiên, “ngôn ngữ” loài voi phát ra ở tần số dưới 20 hertz - thấp hơn rất nhiều so với con người nhờ vào phần dây thanh dài gấp 8 lần, vì vậy mà tai người không thể nghe thấy, Christian Herbst - một nhà khoa học đến từ Đại học Vienna, Áo cho biết.

Tại sao tiếng gầm của voi vang xa được tới 10km?
Tuy có thể vang xa tới 10km nhưng tai người không thể nghe thấy âm thanh của loài voi.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể trả lời chính xác câu hỏi làm thế nào loài voi lại sản xuất được thứ “siêu âm” như vậy. Trên thực tế, rất khó để nghiên cứu vấn đề này ở động vật nói chung. Với người, họ có thể gắn camera vào thanh quản qua cổ họng và yêu cầu người tham gia thực hiện các loại âm thanh ở mức độ khác nhau trong khi động vật thì không thể hợp tác được như vậy, Herbst nói.

Có hai cách để tạo ra âm thanh khi làm rung dây thanh (thanh đới). Phương pháp thứ nhất được gọi là AMC (Active Muscular Contraction). Với phương pháp này, các cơ trong cổ họng sẽ co thắt lại khiến thanh đới rung lên, giống cách những con mèo phát ra tiếng rên thường thấy khi thích thú. Phương pháp thứ hai gọi là MEAD (Myoelastic-Aerodynamic). MEAD sử dụng không khí lấy từ phổi để làm rung thanh đới, như cách con người nói và hát.

Herbst và các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm cả 2 phương pháp trên khi có cơ hội phân tích thanh quản của một con voi bị chết tại Vườn thú Berlin. Họ gắn lên thanh quản nó 1 cái ống và thổi vào đó luồng khí ấm giống như hơi thở. Kết quả cho thấy MEAD là nguyên nhân tạo ra sự rung động phù hợp với những tiếng cực trầm.

Trong thế giới động vật, tần số âm thanh giữa các loài có sự chênh lệch rất lớn tuy hầu hết đều thuộc khoảng từ 300 đến 3400 hertz. Nếu dây thanh âm ở voi tạo ra thứ âm thanh thấp hơn 20 hertz thì những con dơi lại vượt ngưỡng 110.000 hertz và với người thì con số đó là từ 50 đến 7.000 hertz.

Tham khảo: Livescience

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News