Tại sao trẻ em cứ thích xem đi xem lại một bộ phim?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao trẻ em cứ thích xem đi xem lại một bộ phim hay đoạn video nào đó không?

Theo Scienceabc, trẻ em thích xem cùng một bộ phim nhiều lần vì đó là cách duy nhất để chúng có thể hiểu rõ những gì đang xảy ra trong phim. Việc lặp lại cũng được xem là cách tốt nhất để trẻ học tập và rèn luyện những kỹ năng mới. Hơn nữa, trẻ em thích dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo và sau đó nhìn thấy những gì mình mong đợi được xác nhận.

Tác giả một bài viết đã chia sẻ kinh nghiệm của mình khi quan sát một cậu bé 3 tuổi trong một kỳ nghỉ ngắn hạn ở nhà người quen. Đó là một cậu bé hiếu động và hiếm khi ngồi một nơi trong vài phút. Ngoại trừ khi cha cậu mở Kung Fu Panda trên TV. Cậu bé không hẳn ngồi im trong khi xem phim nhưng thực sự cậu bị nó lôi cuốn. Đang chú ý là điều này được lặp lại nhiều lần sau đó khi cậu bé xem lại bộ phim này.

Tại sao trẻ em cứ thích xem đi xem lại một bộ phim?
Trẻ xem đi xem lại nhiều lần vì đó là cách duy nhất để chúng có thể hiểu rõ những gì đang xảy ra trong phim.

Tác giả bài viết cho biết cậu bé ít nhất xem lại bộ phim 4 lần trong thời gian anh ở đó. Mỗi lần xem cậu đều cười thoải mái và dường như không bao giờ chán. Tác giả thực sự bị cuốn hút bởi tình yêu cậu bé dành cho bộ phim và thậm chí đã trêu đùa cha của cậu bé rằng: "Con trai bạn chắc chắn cũng giống Kung Fu Panda!".

Có vẻ như đây là hiện tượng phổ biến đối với hầu hết trẻ em. Trẻ thường có khuynh hướng thích xem những thứ tương tự, cho dù đó là một bộ phim hay một chương trình truyền hình nhiều lần mà không có bất kỳ mối bận tâm nào.

Có một vài giả thuyết được đặt ra để giải thích hành vi này ở trẻ em.

Trẻ em học tốt hơn khi có sự lặp đi lặp lại

Giống như người lớn, trẻ cũng học tốt nhất bằng cách lặp đi lặp lại và điều này không chỉ giới hạn ở việc xem phim. Trẻ em có xu hướng lặp lại gần như mọi thứ chúng thấy/nghe để hiểu rõ hơn.

Một nghiên cứu xuất bản vào năm 2011 đã khẳng định rằng trẻ em học hỏi nhiều hơn khi một cái gì đó được đọc cho chúng nhiều lần. Đứng đầu nghiên cứu này là nhà tâm lý học Tiến sĩ Jessica Horst thuộc trường Đại học Sussex. Một vài thí nghiệm trong nghiên cứu đã được thực hiện với hơn một chục trẻ 3 tuổi.

Tại sao trẻ em cứ thích xem đi xem lại một bộ phim?
Trẻ em có xu hướng lặp lại gần như mọi thứ chúng thấy/nghe để hiểu rõ hơn.

Nghiên cứu kết luận rằng nếu đọc cùng một câu chuyện cho trẻ nghe nhiều lần, trẻ sẽ học được nhiều hơn là đọc các câu chuyện khác nhau mỗi lần. Hơn nữa, việc lặp lại các câu chuyện như vậy có thể cải thiện vốn từ vựng của trẻ em.

Ngay cả với người lớn, việc lặp lại cũng là một công cụ tăng cường trong học tập. Tuy nhiên, bộ não của trẻ nhỏ hơn vì thế đòi hỏi phải có nhiều lần lặp lại hơn để chúng học tập.

Niềm vui của trẻ khi thấy dự đoán của chúng được xác nhận

Con người nói chung thường hay dự đoán mọi thứ và cảm thấy hưng phấn khi các dự đoán của mình được xác nhận; điều này cũng đúng với trẻ em mới biết đi. Bất cứ nơi nào chúng quay lại và bất cứ điều gì chúng làm, luôn có một sự bắn phá khổng lồ thông tin mới từ mọi hướng mà bộ não của chúng vẫn chưa thể xử lý. Do đó, khá dễ hiểu khi phần lớn thế giới xung quanh chúng là không thể đoán trước. May mắn thay, khi chúng xem cùng một bộ phim nhiều lần, chúng tự nguyện dự đoán rằng trong một sự kiện đặc biệt sẽ xảy ra. Và khi nội dung bộ phim xác nhận dự đoán của chúng là chính xác, chúng cảm thấy vui vẻ.

Theo một cách nào đó, bạn có thể nói rằng xem cùng một bộ phim/chương trình truyền hình hoặc đọc lại cùng một cuốn sách lại giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo và sau đó cảm thấy vui vẻ vì mình đã đoán đúng một điều gì đó.

Trẻ em không hiểu một bộ phim trong lần xem đầu tiên

Phim là một bộ sưu tập vô số thứ: nhiều nhân vật, nhiều cuộc đối thoại, cảm xúc, các phản ứng với tình huống… Với tất cả những điều này xảy ra trên màn hình cùng một lúc, trẻ em rất dễ bỏ lỡ nhiều thứ. Không cần phải nói, điều này cản trở sự hiểu biết chung của chúng về bộ phim.

Tại sao trẻ em cứ thích xem đi xem lại một bộ phim?
Xem 1 bộ phim, đọc 1 câu chuyện nhiều lần đơn giản là quá trình học hỏi của trẻ.

Do đó, mỗi khi xem một bộ phim cụ thể, chúng luôn thu thập những nội dung mới và hấp thụ một vài chi tiết mới từ đó.

Ngay cả người lớn khi xem một bộ phim nhiều lần, họ vẫn có thể thu được những điều mà họ đã bỏ qua trong những lần xem trước đó.

Có một vài giả thuyết chủ quan khác cho hiện tượng này, chẳng hạn như thực tế là trẻ em không có cảm giác mạnh mẽ về thời gian như người lớn. Chúng không thực sự trải nghiệm suy nghĩ: "tôi đã nhìn thấy điều này trước đó và hãy chuyển sang cái khác".

Một số người thậm chí còn nói rằng xem cùng một bộ phim giúp trẻ hiểu rõ hơn về cảm xúc với nguyên nhân và hậu quả quả, ví dụ như "gấu trúc đã làm hoạt động này và sau đó một cái gì đó xảy ra với nó". Điều này giúp trẻ em hiểu các hành động của mình và giới thiệu cho chúng ý tưởng về hậu quả. Vì vậy, không có gì là tồi tệ khi con của bạn muốn xem cùng một bộ phim hay nghe cùng một câu chuyện nhiều lần. Đơn giản đó là quá trình học hỏi của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News