Tại sao trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại có Ngũ thạch tán?

Cuốn sách Thế thuyết tân ngữ có ca ngợi một loại thuốc có tên ngũ thạch tán. Theo ghi chép nó có tác dụng kỳ diệu không chỉ chữa bệnh mà còn khiến người ta cảm thấy vui vẻ lạ thường.

Ngũ thạch tán trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đáng sợ như thế nào?

Trên thực tế vào thời cổ đại, vô số người nổi tiếng đã chết do loại ngũ tạch tán này. Tác hại của loại thuốc này vô cùng khủng khiếp.

Năm 1965, các nhà khảo cổ học tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ của triều đại Đông Tấn tại núi Nhân Đài, Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Sau khi điều tra chi tiết và so sánh với các tài liệu lịch sử, họ phát hiện ra rằng đó là lăng mộ thuộc triều đại Đông Tấn.


Ảnh minh họa Ngũ thạch tán. (Ảnh: Sohu)

Ngoài vàng bạc châu báu, một ngôi mộ chung đã thu hút sự chú ý của mọi người. Qua những dòng chữ khắc trên bia, các chuyên gia xác định được đây là mộ trưởng nữ của Vương Đan Hổ. Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều quan tài khác nằm rải rác khắp nơi và rất khó để xác nhận danh tính của những người còn lại.

Khi tìm kiếm những hài cốt còn lại nhóm khảo cổ tìm thấy một chiếc hộp bình thường ở góc lăng mộ. Nhưng vì không thể vội vàng mở loại cổ vật này ở ngoài trời, họ quyết định quay trở lại phòng nghiên cứu.

Khi mở ra, các chuyên gia thấy bên trong có hàng trăm viên bùn nhỏ màu nâu. Sau khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm, người ta phát hiện thành phần của nó chứa rất nhiều chu sa, địa long và phèn chua… Về cơ bản có thể kết luận là ngũ thạch tán còn sót lại.

Ngũ thạch tán còn được gọi là hàn thực tán. Loại thuốc được ghi lại rõ ràng trong cuốn "Luận cương về bệnh sốt" và các bệnh khác của Trương Trọng Cảnh. Công dụng chủ yếu của nó là trị sốt và thương hàn.

Tuy nhiên, sau này bài thuốc đã bị điều chỉnh. Các thành phần chính cũng được thay đổi thành thạch nhũ, thạch anh tím, thạch anh trắng, lưu huỳnh và hồng ngọc. Loại thuốc sau khi được thay đổi này được mệnh danh là "tiền thân" của thuốc phiện.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngũ thạch tán tương đối dài. Nó có từ trước thời Đông Tấn và được phát minh bởi các nhà giả kim. Mục đích chính của họ là tìm kiếm sự bất tử hay trường sinh bất lão.

Bí ẩn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Người ta nói rằng Tần Thủy Hoàng đã từng thử qua ngũ thạch tán. Vào triều đại nhà Hán, người xưa đã tìm ra những đơn thuốc cổ để cải tiến rồi bắt đầu luyện các khoáng chất như vàng, đá... Khi các chất này xảy ra phản ứng bay hơi và thứ kết tinh lại sẽ trở thành thuốc.

Sau này, người ta dần phát triển ngũ thạch tán thành một loại thuốc chống "trầm cảm". Nhiều tư liệu ghi lại có những người sau khi sử dụng thì đột nhiên vui vẻ lạ thường và xuất hiện ảo giác. Tuy nhiên ở điều kiện khi đó, nhận thức của người xưa chưa rõ ràng nên họ không biết đây là một loại thuốc "chết người".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News