Tại sao Trung Quốc hạn chế khai thác đất hiếm?
Trung Quốc đang tìm các biện pháp kiểm soát, hạn chế xuất khẩu các nguồn tài nguyên quý hiếm để phát triển bền vững.
Trung Quốc có lý do chính đáng để hạn chế xuất khẩu đất hiếm
Báo “Nhân dân” Trung Quốc đưa tin, việc bảo vệ tài nguyên và môi trường là quyền lợi của mỗi quốc gia. Trong 10 năm qua, việc xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã tiến hành trong tình trạng không được kiểm soát chặt chẽ, khiến cho giá cả thấp và môi trường bị hủy hoại. Vì vậy, việc chấn chỉnh trật tự xuất khẩu đất hiếm là chủ trương hợp lý để bảo vệ lợi ích tự thân, Trung Quốc có lý do chính đáng để hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Tuy nhiên, vấn đề này đã bị các nhà nhập khẩu chỉ trích. Vào tuần trước, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã phát cho các nước thành viên một bản báo cáo của tổ chuyên gia về việc EU và Mỹ tố cáo Trung Quốc hạn chế xuất khẩu 9 loại nguyên vật liệu.
Bản đồ phân bổ tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc
Theo báo cáo, việc hạn chế xuất khẩu 9 loại nguyên vật liệu của Trung Quốc là không phù hợp với quy định của WTO. Còn các chuyên gia thị trường thì cho rằng, sau khi “ném đá dò đường” thành công, các nước EU và Mỹ rất có thể sẽ tập trung mục tiêu tiếp theo là đất hiếm.
Lý do hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc không được thừa nhận, có 2 nguyên nhân:
Một là, các nước Nhật, Mỹ… đã phụ thuộc vào hàng hóa đất hiếm giá rẻ của Trung Quốc. Trước 1986, sản lượng đất hiếm của Mỹ đứng đầu thế giới, Pháp đứng thứ hai. Nhưng đất hiếm của Trung Quốc có số lượng khổng lồ và giá rẻ đã khiến cho các nước phát triển đóng cửa các mỏ quặng của họ. Họ không phải không có tài nguyên, nhưng họ đã có thói quen “cướp đoạt” tài nguyên giá rẻ của Trung Quốc. Trung Quốc chiếm 30% lượng cung ứng đất hiếm toàn thế giới, nhưng lượng xuất khẩu lại chiếm 90% thế giới.
Hai là, Trung Quốc đã quá phụ thuộc vào biện pháp hành chính trong điều chỉnh thị trường xuất khẩu đất hiếm, coi nhẹ các biện pháp về mặt pháp lý và thuế. Việc điều tiết kiểm soát thị trường như vậy thể hiện rất rõ trong lĩnh vực bất động sản. Cách làm thông thường này có thể thu được hiệu quả ở trong nước, nhưng lại tỏ ra rất “gượng ép” khi thuyết phục các chuyên gia thị trường thế giới.
Đất hiếm Trung Quốc được sử dụng trong các nam châm của thiết bị điện hiện đại.
Trung Quốc cho rằng họ không làm “quá đáng”...
Trung Quốc cho rằng, họ không làm “quá đáng” nếu so với việc hạn chế xuất khẩu tài nguyên quý hiếm và hàng hóa công nghệ cao của các nước. Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên cho hay, Trung Quốc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm là dựa trên các quy tắc của WTO và có căn cứ pháp lý nội địa đầy đủ, đó là “Luật Tài nguyên khoáng sản” và “Luật Ngoại thương”.
Trung Quốc đưa ra các biện pháp quản lý không chỉ nhằm vào xuất khẩu đất hiếm, mà thực hiện song song cả ba mắt khâu gồm khai thác, sản xuất và xuất khẩu, đồng thời thực hiện quản lý đồng bộ việc sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu ở trong nước các sản phẩm đất hiếm sơ cấp.
Tổ chuyên gia trọng tài cho rằng, để hạn chế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc đã không thể đưa ra chứng cứ để chứng minh vấn đề này được tiến hành kết hợp với việc kiểm soát sản xuất và tiêu thụ nguyên vật liệu tài nguyên trong nước nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên. Điều đó có nghĩa là, đi đôi với việc hạn chế xuất khẩu, Trung Quốc không hạn chế sản xuất trong nước.
Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới.
Trung Quốc chắc chắn sẽ không tiếp tục thực hiện chính sách khai thác vô tội vạ các nguồn tài nguyên trong nước, vì vậy việc hạn chế xuất khẩu thiếu quy củ các tài nguyên quý hiếm như đất hiếm được coi là một biện pháp tất yếu. Đi đôi với việc kiên trì chính sách này, Trung Quốc cần thiết phải thực hiện các biện pháp đáp trả phù hợp với thông lệ quốc tế, kháng án lên các tổ chức có liên quan.
Đồng thời, để khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường, Trung Quốc kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất trong nước về chi phí cho bảo vệ môi trường, thu thuế, sử dụng biện pháp thực sự có lợi cho môi trường, từ đó biến việc “hạn chế xuất khẩu” (vỏ) trở thành kiểm soát trật tự, coi trọng môi trường, bảo vệ quyền định giá thị trường (lõi). Qua đó, các doanh nghiệp sẽ được sàng lọc một cách tự nhiên, tăng hiệu suất thị trường và giúp cải thiện môi trường.
Trung Quốc cho rằng, họ không làm “quá đáng” nếu so với việc hạn chế xuất khẩu tài nguyên quý hiếm và hàng hóa công nghệ cao của các nước.
Tóm lại, để lập lại trật tự thị trường, giành lấy tiếng nói trong xuất khẩu đất hiếm, thoát ra khỏi tình trạng xây dựng các nhà máy giá thành rẻ, việc chấn chỉnh tài nguyên đất hiếm là bước đi đầu tiên và cần phải tiếp tục. Song, cần áp dụng các biện pháp mang tính thị trường hơn là hành chính, nhằm đề phòng bị người khác mượn cớ đánh trả.
Trung Quốc không muốn quay trở lại con đường cũ là xây dựng các nhà máy sản xuất hàng hóa giá thành rẻ, như thế Trung Quốc vừa bị chỉ trích là nước có tiền lương thấp, môi trường kém, lại vừa bị yêu cầu phải xuất khẩu ra thế giới lượng lớn tài nguyên giá rẻ.
Điều này cho thấy, các nước chỉ trích Trung Quốc đã không thực sự tính đến tương lai phát triển của Trung Quốc.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
