Tại sao trước khi ngủ ta thường tỉnh như sáo?
Ngồi làm việc mà buồn ngủ rũ cả mắt. Bạn gấp máy tính, tắt điện đi ngủ, nhưng khi nằm xuống giường để "đánh một giấc" thì bỗng nhiên lại hết buồn ngủ. Kịch bản này nghe rất quen và xảy ra với không riêng ai.
Các chuyên gia y tế gọi hiện tượng này là "cơn giật hypnic", một phần của trạng thái thôi miên - giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Trong giai đoạn này, các cơ bắp của cơ thể sẽ thư giãn. Bộ não diễn giải cảm giác này như là "rơi xuống", "lơ lửng" và sẽ kích hoạt sự co cơ.
Các cơn co thắt cơ có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc có thể được gây ra bởi âm thanh, ánh sáng hoặc các kích thích bên ngoài khác - (Ảnh: USA Today).
Một số người gặp hiện tượng giật hypnic kèm theo ảo giác, giấc mơ, cảm giác rơi xuống, hoặc ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn phát ra từ bên trong đầu; một vài người thì bỗng nhiên tỉnh như sáo dù trước đó rất buồn ngủ.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao giật hypnic lại xảy ra, nhưng một số yếu tố, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, caffein, thiếu ngủ, tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của giật hypnic.
Hiện tượng này được cho là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng phải lo lắng. Các chuyên gia tin rằng có đến 70% số người trải nghiệm chúng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Ngay cả mèo và chó cũng xuất hiện cơn giật này.
Nhưng nếu việc này khiến bạn thường xuyên mất ngủ và bồn chồn thì nên tìm gặp bác sĩ. Bởi vì ở một số trường hợp đặc biệt, cơn giật hypnic có thể là dấu hiệu của một rối loạn y tế tiềm ẩn, ví dụ như bị ngưng thở khi ngủ.
Bất cứ ai cũng có thể trải qua "giật hypnic", và không có cách nào để ngăn chặn triệt để. Chúng ta chỉ có thể giảm bớt sự xuất hiện của nó bằng cách kiểm soát mức độ căng thẳng, uống ít caffeine, đi ngủ đúng giờ trong môi trường yên tĩnh và thoải mái.

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến
Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Google Maps hoạt động như thế nào?
Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...
