Tái tạo thành công gương mặt nạn nhân của một vụ giết người man rợ từ bộ xương 1400 năm tuổi
Công nghệ phục dựng của y học hiện nay quả thực là đáng nể. Nhờ công nghệ, chúng ta đã từng tái tạo được khuôn mặt của nhiều người trong quá khứ, thậm chí cả loài chó sinh sống cách đây cả 4000 năm.
Và mới đây, công nghệ phục dựng tiếp tục có một thành tựu mới, bằng việc tái tạo thành công khuôn mặt của một người đàn ông sống cách đây 1.400 năm. Điều đặc biệt ở đây là người này khi còn sống từng bị sát hại dã man tại Cao nguyên Scotland, và việc phục dựng được gương mặt ông sẽ giúp các nhà khoa học đánh giá rõ hơn về nguyên nhân gây ra cái chết.
Bộ xương cho thấy nạn nhân chết trong tư thế nằm ngửa, chân bắt chéo.
Cụ thể, bộ xương được khai quật tại một hang động trên Đảo Đen phía Đông Scotland, trong tình trạng được bảo quản tốt. Xung quanh có các bằng chứng về việc hang động được dùng làm nơi rèn sắt, còn bộ xương cho thấy nạn nhân chết trong tư thế nằm ngửa, chân bắt chéo, tứ chi có dấu hiệu bị đè nặng bởi đá tảng.
Hiện trường kỳ lạ này đã khiến các chuyên gia từ khoa Giải phẫu của ĐH Dundee (Anh Quốc) thấy tò mò. Họ quyết định mang bộ hài cốt về phòng thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu xa hơn.
Kết quả xét nghiệm bức xạ carbon cho thấy nạn nhân đã qua đời trong giai đoạn năm 430 - 630. Dữ kiện này cho thấy ông ta có thể là người Pict - một tộc người tại Scotland từng đứng lên chống lại người La Mã và dân Angle vào khoảng thế kỷ 10. Cái tên "the Pict" (nghĩa là "hình vẽ") được đặt bởi người La Mã, vì cơ thể họ chi chít những hình xăm.
Phục dựng lại gương mặt nạn nhân.
Các phân tích cho thấy nhiều vết rạn nứt trên xương sọ, chứng tỏ nạn nhân đã phải chịu ít nhất 5 cú đập với lực cực mạnh.
"Cú đánh đầu tiên đã khiến vài chiếc răng bên hàm phải vỡ vụn" - trích lời giáo sư Dame Sue Black, chuyên gia giải phẫu học và cũng là người đứng đầu nghiên cứu. "Cú đánh thứ hai có vẻ là bằng chùy, làm xương hàm trái bị vỡ. Cú thứ 3 khiến sọ sau gáy nứt ra, có thể là vì anh ta ngã đập đầu vào đá".
"Cú thứ 4 là một nhát đánh chí mạng, đâm xuyên hộp sọ từ bên này sang bên kia khi nạn nhân đã ngã xuống" - giáo sư Black tiếp tục mô tả. "Cú thứ 5 thì lạ hơn, không giống 4 vết thương trước đó. Nó tạo ra một cái lỗ lớn ngay trên đỉnh đầu".
Kết quả khám nghiệm thì như vậy, nhưng câu chuyện ngày đó diễn ra như thế nào vẫn là một bí ẩn với các nhà khoa học. Bởi vậy, họ quyết định sử dụng công nghệ kỹ thuật số, tái tạo lại khuôn mặt của nạn nhân nhằm có thêm manh mối để giải mã bí ẩn. Và kết quả chính là bức hình dưới đây.
Người đàn ông này có thể là người Pict - một tộc người tại Scotland.
"Chúng ta không biết tại sao người này bị sát hại, nhưng nơi tìm thấy bộ hài cốt cũng hé lộ một phần về văn hóa trong thời kỳ ấy. Có thể là mâu thuẫn cá nhân, cũng có thể là nghi lễ hiến tế nào đó, chúng ta chưa biết được" - Steven Birch, trưởng nhóm tìm kiếm chia sẻ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
