Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Nhện có lẽ là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất của loài người. Ước tính, có khoảng 6% dân số cảm thấy không chịu đựng nổi khi phải nhìn thấy cái loài vật nhiều chân lại lắm lông ấy. Và để cho dễ tưởng tượng hơn thì 6% ấy tương đương khoảng gần 500 triệu người các bạn ạ.

Nhưng nhện cũng có "nhện this nhện that". Trong họ nhện, có một loài gây ra được cơn ác mộng hết sức kinh khủng mang tên "nhện thợ săn" - huntsman spider. Chúng là những con nhện khổng lồ của nước Úc, sải chân khi trưởng thành lên tới 25cm lận. Thử nghĩ, một con như vậy bỗng nhiên xuất hiện trước mặt bạn, kể cả không nguy hiểm thì người gan dạ nhất cũng phải giật mình.

Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học
Nhện thợ săn khổng lồ từng được tìm thấy trong một ngôi nhà tại Úc.

Và giờ hãy tưởng tượng nhé: cũng là con nhện này, nhưng gồm hàng chục con tụ một chỗ thì sao nhỉ? 

Đó là những gì Angela Sanders - chuyên gia sinh học từ tổ chức Bush Heritage Australia - đã được chứng kiến mới đây trong lần kiểm tra hộp gỗ cô lắp đặt trên một cái cây. Khi mở hộp ra, thứ chờ cô là hàng tá nhện thợ săn đang nhung nhúc bò, hết sức... vui mắt

Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học
Hình ảnh khiến những người gan dạ nhất cũng phải rùng mình.

Thấy kinh khủng chưa? Tuy nhiên sau một thoáng giật mình, Sanders lại cảm thấy đây là một tin mừng. Bởi lẽ việc lũ nhện tập trung đông như vậy có nghĩa rằng hệ sinh thái mà các chuyên gia giữ gìn đang dần phục hồi, và trở nên đủ lành mạnh để nhện được sinh sôi.

Khi cơn ác mộng là niềm vui của khoa học

Sanders làm việc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Monjebub tại Tây Úc - một tổ chức đang nỗ lực tìm cách khôi phục lại hệ sinh thái, sau hàng thập kỷ bị con người xâm phạm.

Để làm được điều này, họ đã trồng rất nhiều cây để cung cấp môi trường sống cho sinh vật bản địa, và mang lại thực phẩm cho nhiều loài vật như chuột pygmy possum (Cercartetus concinnus), và nhện khổng lồ huntsman (genus Delena). Tuy nhiên chỉ trồng cây sẽ là không đủ để chuột pygmy tồn tại, nên họ quyết định lắp thêm một số hộp gỗ - được gọi là "hộp sinh thái" để hỗ trợ chúng.

Có điều, nhện thợ săn cũng sống trên cây. Môi trường sống ưa thích của chúng là những tán lá cao, rậm rạp. Nhưng những cái cây mới trồng chưa thể trở thành mái ấp phù hợp được, bởi vậy lũ nhện cũng sẽ tìm đến nơi ở tốt hơn - chính là những chiếc hộp của họ.

"Đây là loài nhện thợ săn sống thành cụm, thường là dưới tán cây. Nhưng tại khu vực bảo tồn, tán cây không có nhiều, nên lũ nhện chọn những chiếc hộp của chúng tôi." - Sanders cho biết.

Việc nhiều con nhện cùng chui rúc ở một địa điểm hẹp là khá bất thường. Hầu hết các loài nhện dù có ở cạnh nhau thì cũng rất độc lập. Khi trưởng thành và đủ khả năng tự sinh tồn, chúng sẽ rời tổ, cho nhau lối đi riêng.

Nhưng cũng có một số loài sở hữu nếp sống hết sức "tình thân mến thương", cả gia đình cùng chung sống thành một cụm, có thể trong cùng một mạng nhện khổng lồ. Nhện thợ săn thì không nhả tơ, nhưng chúng vẫn sống thành bầy và điều này mang lại nhiều lợi thế bất ngờ. Nghiên cứu trước kia từng chỉ ra rằng việc chung sống sẽ tạo ra những thế hệ nhện mạnh hơn, sinh sản cũng nhanh hơn.

"Lũ nhện trong hộp đến từ cùng một loài, với kích cỡ và màu sắc khác nhau - chứng tỏ tuổi phát triển của chúng cũng khác" - Julianne Waldock, chuyên gia nghiên cứu các loài chân khớp cho biết.

"Tại sao rất nhiều nhện lại cùng tụ lại một chỗ? Tiến sĩ Linda Rayor từ ĐH Cornell từng nghiên về vấn đề này trên 2 loài nhện của Úc".

"Cả hai loài đều có khả năng chịu đựng cực tốt, và nhờ vậy mà chúng sẵn sàng chia sẻ cho nhau khi tài nguyên trở nên khan hiếm. Những cá thể to lớn sẽ chia sẻ thức ăn cho tụi nhỏ hơn".

Nói cách khác, khi môi trường sống trở nên khắc nghiệt, những con nhện sẽ cùng nhau hợp tác, chia sẻ thức ăn để tất cả cùng lớn mạnh. Nghe đáng yêu phết đấy chứ, đúng không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất hết sức tài tình, hóa thân linh hoạt thành lá còn xanh hoặc lá đã rụng

Đăng ngày: 07/12/2019
Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Những chiếc túi “nhựa” có thể phân hủy sinh học được làm từ cây chuối nghe có vẻ hơi ... chuối, nhưng một số nhà nghiên cứu của Úc đã tìm ra cách làm được điều đó và khiến nó trở thành giải pháp công nghiệp để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa hiện nay.

Đăng ngày: 04/12/2019
Giải mã bí ẩn

Giải mã bí ẩn "cây tù tội" 1.500 tuổi

"Cây tù tội" trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nhiều thập niên nhờ câu chuyện truyền miệng thân cây rỗng khổng lồ là nơi giam giữ thổ dân.

Đăng ngày: 01/12/2019
Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Chắc hẳn hồi còn bé ai cũng từng một lần giết những con côn trùng và chắc hẳn sẽ có một vài người cảm thấy tò mò về những chất có màu trắng hay vàng thoát ra thay vì máu như trên cơ thể con người.

Đăng ngày: 30/11/2019
Phát triển loại vi khuẩn chỉ

Phát triển loại vi khuẩn chỉ "ăn" khí CO2

Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) của Israel đã phát triển loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2).

Đăng ngày: 28/11/2019
Trang trại nuôi côn trùng làm... đồ ăn vặt

Trang trại nuôi côn trùng làm... đồ ăn vặt

Một nông dân ở Thái Lan đã phát triển nghề nuôi côn trùng quy mô lớn để làm đồ ăn vặt, đem lại doanh thu cao cho gia đình.

Đăng ngày: 27/11/2019
Liệu có côn trùng trong quả sung chúng ta ăn không?

Liệu có côn trùng trong quả sung chúng ta ăn không?

Có thực sự côn trùng chết trong quả sung? Bạn có thể nghe thấy những tin đồn, và hóa ra nó (đôi khi) là sự thật. Nhưng khi bạn tìm hiểu về toàn bộ quan hệ giữa quả sung và côn trùng, bạn sẽ thấy một điều bất ngờ.

Đăng ngày: 26/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News