Tấm hình tuần lộc nhai rong biển tưởng dễ thương này lại đang ẩn chứa một sự thật đau lòng
Với các sinh vật ở những vùng phương Bắc xa xôi, việc kiếm ăn mỗi ngày đã không hề đơn giản. Như loài tuần lộc Svalbard ở Na-Uy, chúng đã phải làm quen với thảm thực vật nghèo phương Bắc từ rất lâu rồi.
Nhưng mới đây, các nhà khoa học phát hiện hình ảnh loài tuần lộc này đang nhai... rong biển. Vấn đề là ở chỗ, đây không phải là loại thực phẩm chúng vẫn thường ăn. Vậy mà chúng vẫn ăn, và theo các nhà khoa học đó là bởi vì chúng đã quá đói rồi.
Tuần lộc phải nhai rong biển bởi vì chúng quá đói.
Theo nghiên cứu mới đây của Brage Bremset Hansen - nhà sinh học từ ĐH Khoa học Kỹ thuật Na-Uy, hiện 1/3 trong tổng số 20.000 con tuần lộc ở quốc gia này đang kiếm ăn ở ngay trên bờ biển.
"Chúng có vẻ cũng không thể chỉ ăn rong biển" - Hansen cho biết. "Chúng di chuyển giữa các bờ biển và phát hiện ra một vài loài thực vật đã tan băng với số lượng ít ỏi. Bởi vậy, dĩ nhiên chúng phải ăn kèm bất kỳ thứ gì có thể tìm ra".
Tuần lộc Svalbard hiện đang bị cô lập trên một hòn đảo, chỉ có độc con đường bằng băng nối với nơi khác thì nay cũng tan chảy mất. Chúng ngày càng trở nên tuyệt vọng hơn. Các loài cây thường ăn bị vùi quá sâu dưới lớp tuyết, và chúng buộc phải chuyển sang rong biển.
Tuần lộc Svalbard thường bị tiêu chảy vì ăn rong biển.
Rong biển tuy ẩn chứa một nguồn dinh dưỡng khá phong phú, nhưng không phải thức ăn phù hợp cho tuần lộc. Theo Hansen, chúng thường bị tiêu chảy vì ăn rong biển.
Bi kịch còn nằm ở chỗ thực chất hiện tượng tuần lộc ăn rong biển đã từng được ghi nhận trước kia, nhưng chủ yếu là vào mùa đông với tần suất cực kỳ hạn chế. Giờ đây, hành vi này được ghi nhận thường xuyên hơn hẳn.
Sự thật lại cho thấy hành tinh này đang thay đổi quá nhanh so với những gì sinh vật có thể đáp ứng.
Theo Hansen, vùng Bắc Cực hiện đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn gấp 3 lần so với phần còn lại ở thế giới. Mưa rơi nhiều hơn, trong khi tuyết thì ít xuất hiện. Lượng mưa nhiều cùng nhiệt độ thấp đã tạo ra những tảng băng rất cứng, khiến các loài thực vật bị chôn vùi dưới băng và tuần lộc cũng không có cách nào xuyên thủng.
Việc tuần lộc chuyển sang ăn rong biển có thể coi là một phần của quá trình thích nghi. Tuy nhiên, sự thật lại cho thấy hành tinh này đang thay đổi quá nhanh so với những gì sinh vật có thể đáp ứng.
Năm 2016, một nghiên cứu cho thấy những con tuần lộc Svalbard trưởng thành có cân nặng trung bình giảm từ 55kg xuống còn 48kg so với thập niên 1990. Con số này thấp hơn 20kg so với cân nặng lý tưởng chúng nên đạt tới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecosphere.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
