Tuần lộc trải qua đêm trường mùa đông như thế nào?

Tuần lộc trải qua đêm trường mùa đông như thế nào?Ở rất xa về phía Bắc, tại Vòng Bắc cực, mặt trời chiếu rọi trong 6 tháng mùa hè và lặn suốt 6 tháng mùa đông, tạo ra những ngày có 24 giờ đầy ánh nắng hoặc hoàn toàn là bóng đêm. Tuần lộc đã từ bỏ nhịp điệu sinh học 24 giờ quen thuộc để thích nghi với điều đó.

Thông thường động và thực vật đặt đồng hồ báo thức sinh học theo sự mọc và lặn của mặt trời. Ở người, chu kỳ nội sinh này bắt đầu khi chúng ta thức giấc, kéo dài khi chúng ta hoạt động và khép lại khi giấc ngủ đến.

Nhiều loài vật có thể duy trì nhịp điệu sinh học của chúng trước sự thay đổi đột ngột, chẳng hạn khi một loài chim di cư bay tới vùng có số giờ nắng trong ngày dài hơn. Nhưng rất ít loài giữ được nhịp điệu khi ánh nắng tắt hẳn hoặc nhạt dần, như khi mùa thay đổi trên Bắc cực.

"Duy trì nhịp điệu đòi hỏi một chiếc đồng hồ sinh học 'mạnh' - chiếc đồng hồ có thể chạy độc lập với bên ngoài", Karl-Arne Stokkan từ Đại học Tromsø, Nauy cho biết. "Chúng tôi cho rằng tuần lộc, giống như các loài vật Bắc cực khác, sở hữu một chiếc đồng hồ yếu".

Tuần lộc đã làm gì?

Nhóm của Stokkan đã theo dõi hành vi và việc đi kiếm ăn hằng ngày của hai loài tuần lộc sống ở hai vĩ độ khác nhau: loài tuần lộc núi Rangifer tarandus tarandus trên lục địa Nauy (70 độ vĩ Bắc) và tuần lộc Svalbard R. t. platyrhynchus ở 78 độ vĩ Bắc.

Ở những vĩ độ này, tuần lộc luôn trải qua mùa đông trong quang cảnh chạng vạng tối, và ngược lại mặt trời không bao giờ lặn trong mùa hè. Trong mùa xuân và mùa thu, sự chuyển tiếp giữa hai kiểu này kéo dài vài tuần, với khoảng 18 tuần mỗi năm có những chu kỳ ngày/đêm rõ rệt.

Trong vài tuần ít ỏi đó, cả hai loài đều tuân theo nhịp điệu 24 giờ mỗi ngày, Stokkan cho biết. Nhưng vào mùa hè, chúng mất hẳn nhịp điệu ngày đêm. Riêng tuần lộc Svalbard còn thiếu cả nhịp điệu trong mùa đông.

Vì không có đồng hồ báo thức cơ thể mỗi ngày, Stokkan giả định rằng chúng đôi khi cũng chợp mắt (dù rất hiếm hoi) xen kẽ giữa những hoạt động căng thẳng.

Trong trường hợp này, việc sở hữu chiếc đồng hồ sinh học yếu có vẻ như có lợi cho chúng.

Theo Stokkan, chạy nhảy trong mùa đông và mùa hè dường như bị chi phối bởi hệ tiêu hoá hơn là ánh mặt trời, và tuần lộc ăn bất cứ khi nào thời tiết cho phép. Chế độ ăn tự do này là phù hợp nhất với kiểu tiêu hoá có vi khuẩn hỗ trợ của tuần lộc và các loài có móng khác.

Biện pháp giảm ảnh hưởng của đồng hồ sinh học cũng có thể làm tăng khả năng đáp ứng và tăng tốc độ thích nghi với những thay đổi của loài vật trong chu kỳ sáng/tối. Nó cũng có thể đóng vai trò quan trọng đối với các loài chim di cư và thú ngủ đông.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News