Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc

Sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn.

Australia là một trong những "ngôi nhà" tự nhiên của nhiều loài động vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới sinh sống.

Có hàng trăm loại sinh vật có độc sinh sống trên cạn, dưới nước ở Australia có thể đốt và tấn công con người.

Những cái tên khủng khiếp ám ảnh người dân nước này phải kể đến như nhện lưỡi phễu Sydney, nhện lưng đỏ, sứa hộp, rắn biển, bạch tuộc đốm xanh lớn, ốc sên hình nón, rắn nâu miền Đông...

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc
Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Bạch tuộc đốm xanh lớn, sứa hộp, ốc sên hình nón, nhện lưỡi phễu Sydney là 4 trong những sinh vật có nọc độc khủng khiếp nhất của Australia.

Trong đó, loài rắn độc có tên rắn Taipan nội địa được xem là "cơn ác mộng" khủng khiếp nhất đối với con người.

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc
Rắn Taipan nội địa là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất.

Taipan nội địa (tên tiếng Anh Inland Taipan snake), loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là "rắn hung dữ" (Fierce Snake), tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus.

Loài rắn dài đến 2,5 mét này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory.

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc
Vùng sinh sống của loài rắn Taipan nội địa (màu đỏ). (Ảnh: Wikipedia).

Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave.

Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc
Taipan nội địa có thể thay đổi màu sắc theo mùa.

Trước đó, họ phải chịu đựng những nỗi đau khủng khiếp từ nhát cắn chớp nhoáng, khiến 60% tế bào cơ tim bị hủy diệt sau 10 phút đầu tiên.

Nọc độc một khi có cơ hội thâm nhập vào cơ thể người sẽ hủy hoại hệ thống dây thần kinh, gây rối loạn đông máu, khiến chúng ta bị đau đầu dữ dội và tê liệt toàn thân.

Taipan nội địa có thể giết bất cứ loài động vật nào trên cạn. Chỉ một lượng nọc độc cực nhỏ phun ra sau mỗi nhát cắn, chúng có thể "tiễn" 250.000 con chuột về cõi chết.

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc
Taipan nội địa là loài rắn có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới loài rắn. (Ảnh: Daniel Klaer).

Đó là lý do vì sao, khi Taipan nội địa đi săn, những loài động vật nằm trong tầm ngắm của chúng sẽ tự xác định rằng, tử thần đã gần kề.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Tại sao chó mèo thỉnh thoảng lại ăn cỏ?

Tại sao chó mèo thỉnh thoảng lại ăn cỏ?

Nếu bạn sở hữu một con chó, bạn sẽ quen với việc nó có thể ăn bất cứ thứ gì.

Đăng ngày: 12/01/2018
Hổ mang chúa dài 4 mét khốn khổ vì ung thư giờ ra sao?

Hổ mang chúa dài 4 mét khốn khổ vì ung thư giờ ra sao?

Các nhân viên vườn thú phát hiện hổ mang chúa dài 4 mét mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết (lymphosarcoma) từ hồi tháng 2 năm ngoái.

Đăng ngày: 11/01/2018
Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen

Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen

Nghiên cứu về bộ lông đen của chim thiên đường bắt đầu khi Richard Prum, nhà khoa học ở Đại học Yale, Mỹ, trông thấy một con chim trong viện bảo tàng và chú ý đến màu sắc của nó.

Đăng ngày: 11/01/2018
Chó chihuahua tử chiến với rắn nâu kịch độc để cứu chủ

Chó chihuahua tử chiến với rắn nâu kịch độc để cứu chủ

Evangline Lim, chủ của Cooper, nghe tiếng chó cưng sủa gay gắt ở sân sau nhà khi đang chuẩn bị phơi quần áo.

Đăng ngày: 10/01/2018
Sinh vật máu lạnh

Sinh vật máu lạnh "chết cứng" trong mùa đông, sống dậy vào mùa xuân

Khi mùa đông tới, các loài động vật cũng có những phương thức khác nhau để tránh rét như ngủ đông, đào hang dưới lòng đất, di trú tới nơi ấm áp hơn...

Đăng ngày: 10/01/2018
Hàng loạt cá sấu ngóc đầu giữa hồ nước đóng băng

Hàng loạt cá sấu ngóc đầu giữa hồ nước đóng băng

Những con cá sấu thực hiện hành vi tương tự ngủ đông để tồn tại trong thời tiết lạnh giá ở Mỹ.

Đăng ngày: 10/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News