Tại sao khi đối đầu với các loài rắn độc, "vua chó chọi" Pitbull lại thường thất thế hay bị giết chết?

Mùa hè nắng nóng là thời điểm hoạt động mạnh nhất của nhiều loài rắn, do đó thời gian gần đây ở Nghệ An ghi nhận rất nhiều trường hợp rắn bò vào nhà dân hay thậm chí tấn công người và vật nuôi.

Mới đây, vào khoảng 21h ngày 13/7 thì một con chó Pitbull nặng gần 60kg đã bị hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia) cắn chết chỉ sau 10 phút bị tiêm nọc. Tìm theo từ khóa "Pitbull và rắn hổ mang" trên Google, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy những sự việc tương tự trên khắp thế giới.


Chó Pitbull ở Nghệ An bị hổ mang đất cắn chết.

Điều đáng nói là những cuộc đối đầu giữa chó Pitbull và các loài rắn độc thường có kết quả là chó Pitbull tử trận. Tuy nhiên, nếu thay Pitbull bằng một loài chó khác thì kẻ thất thế lại là những con rắn độc, tại sao lại vậy?

Lý do gì khiến chó Pitbull thường thất thế trước các loài rắn độc?

Lý do đầu tiên có lẽ cũng chính là do bản tính hung dữ, hiếu chiến của loài chó này. So với các loài chó khác thì chó Pitbull có sự thận trọng với đối thủ ít hơn rất nhiều, chúng gần như chẳng biết sợ cho dù kẻ thù có là một con ngựa hay con bò to lớn.

Chính điều này đã tạo nên danh hiệu "vua chó chọi", "chó chiến binh" hay "võ sĩ giác đấu" cho loài chó hiếu chiến này. Một khi đã chiến đấu, chúng sẽ lao vào đối thủ mà không hề biết sợ hãi là gì và sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.


Chó Pitbull bị rắn độc giết chết. (Ảnh: Thành Luân).

Sự khát máu và ham mồi chính đã tạo nên sự khác biệt giữa chó Pitbull với các loài chó khác, chúng cũng không cần đánh hội đồng đối thủ như nhiều loài chó khác mà luôn tự tin vào sức mạnh của bản thân mình. Song điều này chỉ giúp nó có lợi thế trong các cuộc chiến sức mạnh hay cơ bắp chứ khi gặp phải các đối thủ có nọc độc thì đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Chúng ta có thể thấy trong đoạn phim trên, những con cùng nhau sủa để làm mất phương hướng của con rắn độc rồi thay nhau tấn công con rắn một cách tuần tự bài bản và rất thận trọng (con này cắn thì con kia lui) chứ không hề hỗn loạn, tạp nham.

Còn đối với một kẻ hiếu chiến không hề biết sợ là gì như Pitbull thì nó sẽ lao thẳng vào đối thủ mà cắn xé, tuy nhiên nếu không cắn trúng đầu con rắn thì chó Pitbull lại có thể bị đối phương cắn trả và nọc độc sẽ là vũ khí mạnh hơn cả sự "cuồng điên" của Pitbull.

Chỉ cần dính một cú cắn tiêm nọc từ các loài rắn độc thì Pitbull sẽ ngay lập tức phải trả giá, đó cũng là lý do khiến những vụ đối đầu giữa chó Pitbull và rắn độc thường có kết quả là chó Pitbull bị thua trận hay tử vong.

Tạm kết: Nếu như đối đầu với các loài rắn không có nọc độc thì chúng chẳng thể nào là đối thủ của Pitbull và sẽ bị hạ gục trong chớp mắt. Tuy nhiên nếu là các loài rắn nguy hiểm thì khả năng cả hai đều bị tử vong là rất cao với cách đánh lăn xả của Pitbull.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News