Tận thấy di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa Đắk Nông

350 hiện vật khảo cổ như các loại đá, vật dụng, di cốt người tiền sử được trưng bày tại Đắk Nông, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV 20) từ 22-26/11, triển lãm tại sảnh B Trung tâm hội nghị tỉnh Đắk Nông gây ấn tượng với công chúng trong và ngoài nước.

Đây là lần đầu tiên ban tổ chức trưng bày một số hiện vật như chày nghiền, mũi tên đồng, rìu bầu dục, hòn kê, hòn ghè, mẫu thổ hoàng và các mảnh vỡ bằng gốm, vỏ nhuyễn thể... được tìm thấy tại hang núi lửa C6.1.

Đây là những vật dụng của cư dân tiền sử sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu săn bắn, hái lượm có niên đại cách đây khoảng 5.500 - 4000 năm, thuộc giai đoạn Trung kỳ đá mới.

Ngoài ra, một số mẫu vật liên quan đến quá trình kiến tạo vùng đất Đắk Nông cũng được trưng bày tại đây như mẫu đá trầm tích, hóa thạch cúc đá…

Người M’nông thường gọi hang C6.1 là hang Mâng ling Pian, thuộc xã Đắk Sôr (huyện Krông Nô, Đắk Nông). Hang này được đánh giá là di sản độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Trước đó, qua khai quật tại hang C6.1 và C6, các nhà khảo cổ đã phát hiện vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể mà trong số đó có tới 5 cá thể là trẻ sơ sinh, 1 cá thể là thiếu niên và 4 cá thể là người trưởng thành.

Đặc biệt và quan trọng nhất, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 1 bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.

Một số hình ảnh hiện vật khảo cổ trưng bày tại triển lãm:


Di cốt người tiền sử được phát hiện tại hang C6.1.


Những bức ảnh về hang động và sơ đồ núi lửa


Xương động vật, mẫu thổ hoàng, vỏ ốc, vỏ nhuyễn thể có niên đại cách đây từ 5.500 - 4.000 năm.


Vật dụng cư dân tiền sử sáng tạo phục vụ nhu cầu săn bắt, hái lượm có niên đại khoảng 7.000 - 5.500 năm.


Các mẫu đá Granit alaskite, Tuamalin, Bazan bọt Scoria,... có niên đại 600.000 - 300.000 năm.


Một biến thể dạng kết tinh của thạch anh như đá Mã Não và đá Bán Quý Canxedo.


Bộ sưu tập mang tên “Vẫy gọi bình minh” được rao bán tại triển lãm.


Không gian trưng bày triển lãm.


Một vài hình ảnh núi lửa và hang động núi lửa tiêu biểu thuộc một số Công viên địa chất toàn cầu trên thế giới.


Hình ảnh núi lửa và hang động núi lửa Nâm Gle (Đắk Mil) và một số hình ảnh nổi bật khác trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.


Một du khách thích thú chiêm ngưỡng hình ảnh hang động núi lửa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất