Tần Thủy Hoàng và 3 chuyện bí ẩn trước khi ông qua đời
Có giả thuyết cho rằng Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc chết do lâm trọng bệnh, nhưng cũng có người nhận định ông bị ám sát.
Là Hoàng đế nức tiếng trong Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lâu nay vẫn được mệnh danh là “thiên cổ nhất đế”.
Nhân vật này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.
Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông.
Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này. Theo đó, một luồng ý kiến cho rằng, Tần vương chết vì bệnh và luồng ý kiến còn lại nhận định, ông đã mà chết.
Nghi chết
Các đời vua trị vì đều coi trọng việc chiêm tinh.
Tần Thủy Hoàng vi hành còn mang theo quan Thượng khanh Mông Dự. Mông Dự là em ruột, lại thân thiết với vua, nhưng khi vua lâm trọng bệnh, Mông Dự lại bị điều đi. Các học giả cho rằng Triệu Cao đã tìm cách điều Mông Dự đi nhằm loại bớt cận thần quanh vua để dễ bề mưu sát.
Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao thuyết phục Hồ Hợi uy hiếp Tả thừa tướng Lý Tư, làm giả di chúc, đưa Hồ Hợi lên ngôi. Đồng thời, ba kẻ này cấu kết mượn danh vua chỉ trích con trưởng Phù Tô bất hiếu, Mông Dự bất trung, khiến họ tự sát. Từ những biểu hiện và hành động sau khi vua băng hà của Triệu Cao, các học giả có cơ sở để nghi ngờ y mưu đồ giết vua.
Chiêm tinh dự đoán đến cái chết của Tần Thủy Hoàng
Các bậc đế vương Trung Hoa tự nhận mình là "thiên tử", tức con trời. Bởi lẽ vì vậy mà các đời vua trị vì đều coi trọng việc chiêm tinh. Những hiện tượng thiên văn đặc biệt đều xuất hiện theo ý trời, là thiên ý không thể làm khác - người xưa quan niệm.
Các nhà chiêm tinh vì lo sợ bị giết nên đã giấu kín hiện tượng này: huỳnh hoặc thủ tâm. Người xưa gọi sao Hỏa là "huỳnh hoặc" hay "tâm túc", là "chòm sao bọ cạp" của thiên văn học hiện đại.
Dựa vào sử lý và các thuật toán hiện đại, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã khẳng định vào năm 210 trước Công Nguyên là năm Tần Thủy Hoàng băng hà, huỳnh hoặc thủ tâm đã xuất hiện. Hiện tượng này bị xem là "đại hung chi triệu", điềm báo có tai họa lớn, nhẹ thì Hoàng đế mất ngôi, nghiêm trọng thì nhà vua băng hà.
Thiên thạch rơi
Năm 211 trước Công nguyên, sát năm vị vua nhà Tần băng hà, một thiên thạch đã rơi xuống vị trí Đông Quận, một phần của lành thổ nước Tần tiếp giáp giữa 2 nước Tần - Tề, nay thuộc thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Trên thiên thạch có người khắc 7 chữ "Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân", nghĩa là sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng chết, quốc gia sẽ lại xuất hiện chiến loạn và triều Tần theo đó mà diệt vong.
Tần Thủy Hoàng biết được liền phái người đi điều tra. Tuy nhiên, không ai nhận là người đã viết dòng chữ trên nên vua sai giết tất cả những người sống gần đó. Tảng thiên thạch sau đó cũng bị đốt cháy và nghiền thành bột.
Ngọc bích rơi xuống sông rồi lại trở về báo điềm gở
Mùa Thu năm Tần Thủy Hoàng băng hà, một vị sứ giả từ Quan Đông đi đường đêm ngang qua con đường "Hoa âm bình thư", trong lúc ấy có một người tay cầm ngọc bích đã chặn sứ giả lại, yêu cầu sứ giả mang viên ngọc bích này trong tay ông rồi dâng lên vua Tần.
Người này cũng nói, "kim niên Tổ Long Tử, tức là năm nay Rồng Tổ sẽ chết". Sứ giả hỏi nguyên do thì người này đã biến mất.
Tần Thủy Hoàng sau khi được nghe sứ giả thuật lại liền hiểu rằng Tổ Long ám chỉ mình. Ông cho người kiểm tra lại miếng ngọc thì bàng hoàng phát hiện ra đó chính là miếng ngọc năm năm 28 tuổi Thủy Hoàng thả xuống sông để tế Thủy Thần trong lúc ra ngoài tuần tra.
Năm 210 trước Công nguyên thời điểm Tần Thủy Hoàng chết, ông cũng đã tiến hành chuyến tuần du thứ 5 và cũng là lần cuối của cuộc đời mình. Ông đột ngột qua đời tại hành cung Sa Khâu, bí mật nhà vua băng hà khi đang ở ngoài hoàng cung sau đó cũng được người thân tín giữ kín.
Những bí mật, hiện tượng tâm linh, thiên văn, tự nhiên và vô vàn uẩn khúc xoay quanh cuộc đời của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng sẽ vẫn còn được đời đời hậu thế ca tụng và nghiên cứu. Trong khối mâu thuẫn đó, chúng ta vẫn nhận ra được một nhân vật vĩ đại của đất nước Trung Quốc.