Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực

Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan Không gian châu Âu ESA, một trong những tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử sắp sửa trôi khỏi Nam Cực. Tảng băng này có kích thước dự tính khoảng 6.500 kilomet vuông – gần gấp đôi diện tích thành phố Hà Nội.

Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực
Minh họa từ Đại học Edinburgh.

Tảng băng sắp trôi đi được gọi là Larsen C thuộc một trong những thềm băng lớn nhất của lục địa Nam Cực. Các nhà khoa học đã theo dõi Larsen C nhiều tháng trở lại đây, sau khi quan sát một vết nứt sâu từ từ kéo dài tới 193km. Hiện tại, theo ESA, tảng băng này chỉ còn gắn liền với thềm băng Larsen C bằng một đoạn chỉ khoảng 5km. Không thể dự đoán chính xác thời điểm tảng băng rời khỏi Nam Cực, nhưng theo dự đoán nó sẽ dày khoảng 188m, để dễ hình dung bạn hãy tưởng tượng chiều cao của tòa nhà Vietcombank Tower tại thành phố Hồ Chí Minh. Tảng băng sẽ trôi về phương Bắc như bình thường, dự kiến nặng khoảng 1.000 tỉ tấn.

Những tảng băng vẫn không ngừng tách khỏi Nam Cực, nhưng tảng băng lớn như thế này sẽ tạo ra khác biệt. Theo nhiều nhà khoa học, trường hợp này có thể là một dấu hiệu cho việc băng Nam Cực tách ra do nóng lên toàn cầu. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, cho rằng đây chỉ là những vận động tự nhiên bình thường. Helen Fricker, nhà khoa học nghiên cứu Nam Cực thuộc Viện Hải dương học Scripps, đơn giản nói rằng: “Chúng ta chẳng cần phải hoảng loạn chút nào về Larsen C đâu".

Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực
Một trong những vệ tinh chuyên theo dõi băng Nam Cực của ESA.

Chúng ta có thể dựa vào những tảng băng lớn tương tự tách ra vào năm 1995 và 2002 để biết trước về những diễn biến sau khi Larsen C tách khỏi Nam Cực. Những thềm băng dạng này vốn luôn nổi trên bề mặt đại dương, thế nên khi chúng tan chảy hay tách ra, mực nước biển sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp. Thế nhưng, cần phải nhấn mạnh, các thềm băng có vai trò giữ phần băng nằm trên lục địa Nam Cực khỏi chảy xuống biến. Khi những bức tường chắn này mất đi, sẽ có nhiều băng từ lục địa chảy xuống biển hơn, đồng nghĩa với việc mực nước biển tăng lên.

Dù cho việc tảng băng Larsen C rời khỏi Nam Cực có bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu hay không, rõ ràng là hành tinh của chúng ta đang nóng lên. Năm 2016 vừa rồi đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp chúng ta phá kỷ lục năm nóng nhất. Với một lục địa đầy băng, thì điều này có vẻ không hay cho lắm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Mức nhiệt gần 54 độ C, Iran trở thành 1 trong những quốc gia nóng nhất thế giới

Mức nhiệt gần 54 độ C, Iran trở thành 1 trong những quốc gia nóng nhất thế giới

Với mức nhiệt gần 54 độ C, Iran đã vượt qua kỷ lục nhiệt độ cao nhất châu Á trong tháng 6/2017.

Đăng ngày: 05/07/2017

"Ô nhiễm trắng" do túi nilon gây ra cho môi trường

“Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường.

Đăng ngày: 05/07/2017
Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy?

Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy?

Bạn xả rác mỗi ngày, nhưng có biết số rác ấy mất bao lâu để tan biến không? Chúng mất rất nhiều thời gian, để lại mối nguy hại không nhỏ cho môi trường.

Đăng ngày: 03/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News