Tầng ozone đang phục hồi làm chuyển hướng các luồng gió trên toàn cầu

Lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực đang tiếp tục phục hồi và nó dẫn đến những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển - luồng không khí trên bề mặt Trái đất gây ra gió.

Sử dụng dữ liệu từ các quan sát vệ tinh và mô phỏng khí hậu, nữ tiến sĩ Antara Banerjee, Đại học Colorado Boulder, Mỹ và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các kiểu gió thay đổi liên quan đến sự phục hồi của tầng ozone. Sự phục hồi của tầng ozone phần lớn nhờ vào Nghị định thư Montreal được các nước thông qua vào năm 1987, cấm sản xuất các chất làm suy giảm tầng ozone.

Tầng ozone đang phục hồi làm chuyển hướng các luồng gió trên toàn cầu
Tầng ozone ở Nam Cực đang thay đổi, có tác dụng kích thích sự lưu thông dòng không khí.

Trước năm 2000, một vành đai của các luồng không khí được gọi là gió xoáy giữa vĩ độ ở bán cầu nam đã dần dần dịch chuyển về phía Nam Cực. Một dòng gió xoáy nhiệt đới khác của hệ thống hoàn lưu khí quyển được gọi là tế bào Hadley, gây ra gió mậu dịch, vành đai mưa nhiệt đới, bão và sa mạc cận nhiệt đới, đã trở nên rộng hơn.

TS Banerjee và nhóm của cô phát hiện ra rằng, cả hai xu hướng này đã dừng lại và bắt đầu đảo ngược nhẹ vào năm 2000. Sự thay đổi này không thể được giải thích bằng sự biến động ngẫu nhiên của khí hậu, và Banerjee cho rằng chúng là kết quả tác động trực tiếp do tầng ozone phục hồi.

Sự thay đổi trong đường đi của dòng gió xoáy có thể ảnh hưởng đến thời tiết thông qua sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong khí quyển, điều này có thể dẫn đến thay đổi nhiệt độ đại dương và nồng độ muối.

Giáo sư Martyn Chipperfield, Đại học Leeds ở Anh, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết, về mặt phục hồi tầng ozone, chúng ta đã chuyển hướng góc độ nghiên cứu. Chúng ta đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy tầng ozone đang phục hồi và nghiên cứu này đại diện cho bước tiếp theo, chứng minh ​​ảnh hưởng của sự phục hồi đó đối với khí hậu.

Theo Giáo sư Chipperfield, điều quan trọng là phải biết khía cạnh nào của biến đổi khí hậu do khí thải carbon dioxide gây ra, đang tiếp tục tăng, so với sự suy giảm tầng ozone, hiện đang dừng lại và đảo ngược.

Mặc dù đã có lệnh cấm các chất làm suy giảm tầng ozone, nhưng các hóa chất này tồn tại rất dài trong khí quyển, do đó việc phục hồi tầng ozone được dự kiến ​​sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ.

Tầng ozone cũng sẽ phục hồi ở các tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của khí quyển, Tiến sĩ Banerjee nói. Ví dụ, tầng ozone dự kiến ​​sẽ phục hồi đến mức những năm 1980 vào năm 2030 cho các vĩ độ trung bán cầu bắc và vào những năm 2050 cho các vĩ độ trung nam, trong khi lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực có thể sẽ phục hồi muộn hơn sau đó, vào những năm 2060.

Theo Giáo sư Chipperfield, biến đổi khí hậu cũng sẽ có ảnh hưởng đến tầng ozone, nó làm tầng ozone ở vùng nhiệt đới mỏng đi. Vì thế, chúng ta vẫn phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã tìm ra cách tận dụng khí nhà kính để tái chế pin cho smartphone, xe điện

Các nhà khoa học đã tìm ra cách tận dụng khí nhà kính để tái chế pin cho smartphone, xe điện

Kỹ thuật mới của các nhà nghiên cứu Pháp hứa hẹn sẽ giúp việc thu giữ khí nhà kính, cụ thể là CO2 trở nên kinh tế hơn trước khi nó được trả lại bầu khí quyển.

Đăng ngày: 31/03/2020
Thác nước cao 150m biến mất do hố tử thần

Thác nước cao 150m biến mất do hố tử thần

Hố tử thần xuất hiện trên đoạn sông gần San Rafael, thác nước cao nhất Ecuador, làm thay đổi dòng chảy.

Đăng ngày: 30/03/2020
Cầu vồng nằm ngang trên mặt hồ

Cầu vồng nằm ngang trên mặt hồ

Dải cầu vồng rực rỡ bao phủ hồ nước là hiện tượng quang học hình thành do tinh thể băng khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Đăng ngày: 28/03/2020
Mưa đá tại Lai Châu làm hơn 1.000 ngôi nhà hư hỏng

Mưa đá tại Lai Châu làm hơn 1.000 ngôi nhà hư hỏng

Ảnh hưởng của mưa đá kèm dông lốc trong đêm 24/3 đã gây thiệt hại nặng nề tới một số tỉnh miền núi. Riêng Lai Châu, tổng thiệt hại do mưa dông lên đến 8,6 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/03/2020
Chùm tia hoàng hôn ngược

Chùm tia hoàng hôn ngược "nhuộm" hồng bầu trời

Nhiếp ảnh gia chụp lại khung cảnh ấn tượng khi những tia sáng đầy màu sắc xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời.

Đăng ngày: 21/03/2020
Lập xuân 2020 là ngày nào?

Lập xuân 2020 là ngày nào?

Lập Xuân là tiết khí đầu tiên của năm, cũng là thời điểm tràn đầy mới mẻ, phấn khởi, đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt của thời tiết và cảnh sắc. Trong 24 tiết khí, lập Xuân là tiết quan trọng hàng đầu đối với vấn đề sức khỏe, dưỡng sinh, bồi dưỡng thân thể.

Đăng ngày: 19/03/2020
Gạch lego có thể tồn tại trong đại dương tới 1.300 năm

Gạch lego có thể tồn tại trong đại dương tới 1.300 năm

Bằng cách đo khối lượng của từng viên gạch đồ chơi LEGO được tìm thấy trên các bãi biển so với các mảnh không sử dụng tương đương, các nhà nghiên cứu ước tính rằng các vật phẩm này có thể tồn tại dưới đại dương trong khoảng từ 100 đến 1.300 năm.

Đăng ngày: 19/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News